Tết Thanh Minh 2023 là ngày nào âm lịch, dương lịch? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh Minh

23/03/2023 - Người kiểm duyệt: Thầy Phan Tấn Chi
Tết Thanh Minh 2023 là ngày nào âm lịch, dương lịch? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh Minh
Tết Thanh minh là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của người Việt, gắn với nghi lễ tảo mộ, để sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất.

Vậy Tết Thanh Minh 2023 là ngày nào âm lịch, dương lịch? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh Minh, hãy cùng đồng hồ Xwatch tìm hiểu dưới đây.

1. “Tiết Thanh Minh” có nghĩa là gì?

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí. Tiết khí này được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông.

“Tiết Thanh Minh” có nghĩa là gì?

Về mặt nghĩa đen, “thanh” có nghĩa là trong lành, sạch sẽ, “minh” có nghĩa là tươi sáng. Tiết thanh minh nghĩa là khi trời mát mẻ quang đãng.

Tiết Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Tiết Thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh.

2. Tết Thanh Minh 2023 là vào ngày nào âm lịch, dương lịch?

"Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh...". – một câu những câu thơ nổi tiếng trong truyện Kiều mà hầu như người trưởng thành nào cũng thuộc. Câu này khiến mọi người nghĩ rằng Tết Thanh minh luôn diễn ra vào tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay người ta tính các tiết khí theo lịch dương. Năm Quý Mão nhuận tháng 2 (có 2 tháng 2) nên Tết Thanh minh nhằm tháng 2 âm lịch chứ không phải tháng 3.

 Tết Thanh Minh 2023 là vào ngày nào âm lịch, dương lịch?

Năm 2023, Tết Thanh minh sẽ nhằm ngày 5/4 dương lịch (tức ngày 5/3 âm lịch), sau khi kết thúc tiết Xuân phân và kéo dài đến ngày 20/4.

Ngày hôm đó có các giờ tốt như:

  • Giờ Sửu (01h-03h)

  • Giờ Thìn (07h-09h)

  • Giờ Ngọ (11h-13h)

  • Giờ Mùi (13h-15h)

  • Giờ Tuất (19h-21h)

  • Giờ Hợi (21h-23h)

3.  Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh có bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại. Theo sử sách, vào đời Xuân Thu, có vua Tấn Văn Công của nước Tấn, gặp nạn phải bỏ quê hương đi lưu vong. Lúc ấy, có một vị hiền sĩ tên Giới Tử Thôi luôn giúp vua vượt qua khó khăn. Sau này, khi vua giành lại được quyền lực của mình, ông phong thưởng hậu hĩnh cho người đã có công nhưng lại quên mất Tử Thôi đã giúp mình. Tử Thôi cũng không oán giận gì và sau đó cùng mẹ ở ẩn ở núi Điền Sơn.

Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Sau này, khi vua nhớ đến ông, có ý phong thưởng nhưng ông đã từ chối. Để Tử Thôi ra ngoài, vua đã hạ lệnh đốt rừng nhưng ông và mẹ không ra và chết cháy. Vua cảm thấy thương xót nên đã lập miếu thờ. Từ đó, ngày tết Thanh Minh cũng xuất hiện. Và đặc biệt trong nhân gian, mọi người kiêng dùng lửa ngày 3/3 - 5/3 âm lịch, ăn thức ăn lạnh. Cũng chính về thế, mà trong thời gia 3 ngày đó còn được gọi là Tết Hàn Thực.

Ngày tết này được du nhập vào Việt Nam từ thời Lý, nhưng đã thay đổi ý nghĩa.

Tết Thanh Minh tại Việt Nam trở thành là một ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Mang đậm nét thiêng liêng phong tục truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam vào ngày này những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên mình.

►►► Xem thêm: Tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ phật đản

4. Việc làm ý nghĩa trong Tết Thanh Minh

Trong dịp Thanh minh, các gia đình thu xếp thời gian ra nghĩa trang, mang theo dụng cụ để chăm sóc mộ phần. 

Việc làm ý nghĩa trong Tết Thanh Minh

Với những ngôi mộ còn chưa xây, mọi người dùng xẻng, cuốc để đắp lại cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, tránh để trâu bò đến quấy hoặc ngăn rắn, chuột đào hang làm tổ, mà theo quấy rối sự yên nghỉ của người đã khuất. Những ngôi mộ đã xây thì được quét tước, dọn dẹp. Sau đó, những người tảo mộ bày hương hoa lễ vật, thắp hương làm lễ, sau đó đốt vàng mã.

Gia chủ cũng cần dẹp nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là bàn thờ gia tiên. Chuẩn bị mâm cỗ sẵn ở nhà để tiến hành cúng sau khi đã thanh minh tại mộ. Thắp hương khấn vái tương tự như các tục cúng khác. Cần thành tâm và giữ thái độ trang trọng khi làm lễ để thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên.

5. Hướng dẫn sắm lễ Tết Thanh Minh

Tùy theo phong tục và địa phương mâm cúng chuẩn bị sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu sắm lễ Tết Thanh Minh đầy đủ nhất bao gồm: Mâm cơm cung (xôi, gà, canh măng, miến xào…), cùng với hương, hoa, đèn, trầu cau, tiền vàng, hoa quả.

Hướng dẫn sắm lễ Tết Thanh Minh

Những gia đình có điều kiện có thể làm mâm cúng mặn đầy đủ xôi, gà luộc, hoặc giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào… Còn với nhiều gia đình không có điều kiện thì đồ cúng Tết Thanh Minh chỉ thắp hương kèm với hoa quả tươi, trà tàu, thuốc lá… để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ ghi ơn với gia tiên đã khuất.

Với hoa dùng để dâng, bạn nên chọn những bông hoa mộc mạc, màu sắc không quá sặc sỡ, có màu vàng hoặc màu trắng là những màu chính, mọi người cũng có thể cắm vào những bông hoa màu tím xen lẫn vào đấy, loại hoa phù hợp nhất thường là cúc trắng, cúc vàng, hoặc hoa huệ.

6. Một số lưu ý trong Tết Thanh Minh

  • Trước khi ra mộ, bạn cần phải bày cỗ, thắp hương xin phép gia tiên trước khi đi tảo mộ.
  • Khi đi tảo mộ, dù bạn có phải xách nặng đến thế nào cũng đừng thuê người xách, mà hãy để con cháu trong nhà xách.

  • Khi làm lễ nên là người con trưởng, cháu đích tôn, hoặc là người kế thừa việc thờ tục trong dòng họ.

  • Thắp hương ở nơi thờ thổ công, thổ địa ở nơi chôn cất trước khi thắp hương ở mộ.

  • Sau khi làm lễ xong mới tiến hành dọn dẹp xung quanh mộ.

  • Dọn dẹp chỉ nên dọn dẹp cỏ, trồng hoa, lau chùi... Còn với những ngôi mộ chưa xây thì thêm việc đắp đất. Nhỏ cỏ chỉ nên làm ở bề mặt trên, không nên giựt mạnh, đào bới gây sạt lở mộ.

  • Đốt vàng mã nên đốt đúng nơi quy định, không đốt quá gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ.

Sau khi đến nơi, các trưởng lão sẽ lo phần lễ bái, còn con cháu đứng nghiêm túc chấp tay cầu nguyện. Trong lúc đang làm lễ, mọi người không nên nô đùa, nói chuyện quá to, thể hiện một cách nghiêm túc, trang nghiêm, tôn trọng với người đã khuất.

Sau phần tảo mộ là việc dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, nơi thờ cúng. Đây cũng là một việc quan trọng của con cháu để thể hiện sự tôn trọng, thành kính, quan tâm chăm sóc của mình đối với ông bà, tổ tiên.

Trên đây là một số thông tin về tiết Thanh Minh, Tết Thanh Minh 2023 là vào ngày nào dương lịch và âm lịch, nguồn gốc và ý nghĩa cùng một số lưu ý khi đi tảo mộ trong Tết Thanh Minh, hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người. Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc xin gửi về Xwatch để được giải đáp nhé!

(BTV Xwatch)

Có thể bạn quan tâm:


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tết Thanh Minh 2023 là ngày nào âm lịch, dương lịch? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh Minh
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Khách hàng nói gì về xwatch
MC Thái Tuấn
Tôi thực sự an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của XWatch. Lần đầu tiên thấy chiếc đồng hồ của mình được chăm...
MC Thái Tuấn
MC Thái Tuấn
Đài THVN
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Điều mà Linh ấn tượng nhất là chế độ bảo hành 5 năm theo tiêu chuẩn Thuỵ Sĩ cho cả lỗi người dùng. Điều này không phải...
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Tôi ủng hộ những người đặt lợi ích của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, tôi đã ủng hộ và lựa chọn XWATCH.
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Nghệ sỹ Xuân Bắc
0.65010 sec| 2576.063 kb