Peer pressure là gì? Khám phá biểu hiện, nguyên nhân và cách để vượt qua
Nội dung bài viết
- 1. Peer pressure là gì?
- 2. Biểu hiện của Peer pressure là gì?
- 3. Nguyên nhân của Peer pressure là gì?
- 4. Peer pressure là tốt hay xấu?
- 5. Các cách giúp bạn vượt qua peer pressure là gì?
Vậy peer pressure là gì? Có biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân từ đâu?... Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng đồng hồ Xwatch theo dõi các thông tin dưới đây nhé!
1. Peer pressure là gì?
1.1 Định nghĩa Peer Pressure là gì?
Peer pressure là một cụm danh từ tiếng Anh có nghĩa “Áp lực ngang hàng’’ hay “Áp lực đồng trang lứa”. Nó được hiểu là sức ép tâm lý xảy ra với các thành viên thuộc cùng một nhóm đồng đẳng. Ví dụ như bạn học cùng lớp, đồng nghiệp cùng cơ quan, các công ty hoạt động cùng lĩnh vực,... Thuật ngữ này được dùng phổ biến trong các ngành tâm lý, giáo dục, trị liệu,...
►►► Xem thêm: Hảo hán là gì? Giải mã hảo hán meme trên Facebook, Tiktok
1.2 Peer Pressure thường gặp ở đối tượng nào?
Như đã nói ở trên, áp lực đồng trang lứa có thể xảy ra ở bất kỳ ai, từ người lớn đến trẻ em, từ cá nhân đến tổ chức. Tuy nhiên, Peer pressure được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất lên trẻ em và thanh thiếu niên - hai đối tượng chưa đủ chín chắn trong nhận thức và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.
1.3. Peer Pressure là vấn đề của các nước phương Đông?
Các nền văn hóa phương Đông thường được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề của áp lực đồng trang lứa. Điều này đến từ tập tính xã hội của người châu Á. Họ luôn hướng tới các giá trị phục vụ lợi ích tập thể hay tiêu chuẩn cộng đồng. Điều này trái ngược với các nước phương Tây - nơi người dân luôn tôn thờ chủ nghĩa cá nhân.
Ví dụ cụ thể là người châu Á thường so sánh con mình với con nhà người ta. Họ cũng có xu hướng xấu hổ nếu không đạt được thành tích như số đông. Ngược lại, người phương Tây lại cho rằng mỗi cá nhân sẽ có một thế mạnh khác nhau, không ai giống ai nên không thể so sánh được.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì cũng là lúc Peer Pressure xảy ra nhiều hơn. Theo tạp chí Tâm Lý Học (Việt Nam), cứ 10 người thì có đến 6 - 7 người chịu ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa. Nếu lên Google và gõ từ khóa Peer Pressure thì chỉ trong 0.36 giây, hơn nửa tỷ nội dung bằng tiếng Anh sẽ hiện ra trước mắt bạn. Điều đó cho thấy, Peer Pressure đã trở thành vấn đề chung trên toàn cầu chứ không riêng gì quốc gia nào.
2. Biểu hiện của Peer pressure là gì?
Dưới đây là các biểu hiện nhất của áp lực đồng trang lứa:
Gian lận để đạt thành tích cao
Tự ti và mặc cảm nếu mình không giống mọi người
Đố kỵ, ghen ghét những người hơn mình
Trầm cảm thậm chí tự tử vì gặp áp lực quá lớn trong học tập, công việc
Không dám thể hiện sở thích, quan điểm cá nhân trước số đông
Mệt mỏi, kiệt sức vì học hành, luyện tập, làm việc quá độ
►►► Xem thêm: 419, 520 là gì? Hoa mắt với các mật mã tình yêu “đời mới’’ của giới trẻ trên mạng xã hội
3. Nguyên nhân của Peer pressure là gì?
Chưa trưởng thành về nhận thức, tư duy:
Như đã nói ở trên, trẻ em và thanh thiếu niên là hai đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ áp lực đồng trang lứa. Điều này đến từ việc các bạn nhỏ còn đang trong giai đoạn học hỏi để hoàn thiện bản thân. Do đó, những tác động từ bên ngoài rất dễ làm họ lung lay, dao động hoặc cảm thấy căng thẳng.
Nhu cầu được công nhận, khẳng định bản thân:
Có thể thấy, đây là một trong những nhu cầu cơ bản và mạnh nhất của con người. Dù chúng ta là ai, làm nghề nghiệp gì, thuộc sắc tộc nào đi chăng nữa thì đều có tập tính bầy đàn. Do đó, việc được xã hội công nhận ngày nay đã trở thành một thước đo thành công và vô hình chung cũng tạo nên áp lực đồng trang lứa.
Mạng xã hội:
Sự phổ biến của mạng xã hội khiến tình trạng Peer Pressure ngày càng mạnh mẽ. Cụ thể hơn, khi lướt Facebook, Tiktok hay Zalo,... những thông tin về cuộc sống của người quen như học vấn, sự nghiệp, tình yêu,... sẽ được hiển thị liên tục. Điều này gieo cho người xem một áp lực không nhỏ khi chưa thể “bằng bạn bằng bè’’.
►►► Xem thêm: Tất tần tật: Chill là gì? Khám phá từ lóng hại não bậc nhất của giới trẻ
Định kiến xã hội:
Những tư duy cũ tồn tại trong xã hội cũng là yếu tố chính tạo ra Peer Pressure. Chẳng hạn như cách nghĩ: ít học là văn hóa kém, muốn thành công cần học đại học, xăm hình chỉ dành cho những kẻ du côn, chơi bời lêu lổng,... Những quan niệm này thường gây tổn thương nặng nề và tâm lý rụt rè, sợ hãi cho người trong cuộc.
Chủ nghĩa tập thể
Những người theo chủ nghĩa này thường coi lối sống cá nhân là ích kỷ và đáng bị lên án. Họ cũng thường xem các quan niệm của đám đông là tiêu chuẩn cần hướng tới nếu không muốn bị coi thường hay giễu cợt.
4. Peer pressure là tốt hay xấu?
Theo góc nhìn khách quan, bản thân Peer Pressure mang cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực: Thành ngữ có câu: “Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly”. Có Peer Pressure sẽ giúp chúng ta tăng thêm động lực cố gắng để trở thành phiên bản tốt hơn cho chính mình.
Về mặt tiêu cực: Áp lực đồng trang lứa có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng khác như tỷ lệ trầm cảm, tự tử tăng cao, căn bệnh thành tích trong giáo dục, tâm lý tự ti ở nhiều bạn trẻ hoặc sự rạn nứt các mối quan hệ do Peer Pressure gây ra.
Với số lượng và mức độ của những tác động tiêu cực mà mình mang lại, Peer Pressure được xã hội hiện đại nhìn nhận như một “vấn đề” cần có biện pháp khắc phục.
►►► Xem thêm: Dolce là gì trên facebook, tiktok? Phong cách Dolce - dấu ấn của sự cách tân hay sự đổ đốn của giới trẻ?
5. Các cách giúp bạn vượt qua peer pressure là gì?
Vậy làm thế nào để vượt qua áp lực đồng trang lứa, dưới đây là một số cách mà chúng ta có thể tham khảo nhé!
Hiểu rõ sở trường, sở thích: Điều này sẽ giúp bạn luôn mạnh mẽ, tự tin. Từ đó, bạn sẽ xác định đâu là con đường mà mình muốn đi, đâu là lựa chọn khiến bản thân hạnh phúc.
Không so sánh mình với người khác: Mỗi chúng ta là một cá nhân hoàn toàn khác biệt, do đó việc so sánh hơn kém không bao giờ mang lại kết quả chính xác.
Không áp đặt góc nhìn của mình lên người khác: Mỗi người sẽ có một cuộc đời với những lựa chọn khác nhau, miễn là chúng phù hợp và khiến họ vui vẻ.
Quan trọng trải nghiệm hơn kết quả: Việc chỉ chăm chăm vào đích đến sẽ khiến bạn quên mất vẻ đẹp của những đóa hoa nở rộ trên đường đua. Điều quan trọng trong mỗi trải nghiệm đã qua không phải là tiền bạc, danh vọng hay giải thưởng mà chính là những bài học khiến ta trưởng thành trong cuộc sống.
Chia sẻ cảm nghĩ của mình với người xung quanh: Khi cảm thấy áp lực dồn nén khiến bạn khó chịu, hãy tìm cách tâm sự với gia đình, bạn bè hoặc ai đó tin cậy. Điều đó vừa giúp bạn cảm thấy thoải mái lại vừa khiến mọi người hiểu bạn hơn.
Có lẽ đến đây, độc giả đã hiểu được Peer Pressure là gì rồi phải không nào? Trong xã hội hiện đại đương thời, áp lực đồng trang lứa ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hy vọng, với những thông tin mà đồng hồ Xwatch cung cấp, độc giả sẽ có cái nhìn mới mẻ hơn vấn đề đang xảy ra với mình và những người xung quanh cũng như tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhé!
Có thể bạn quan tâm: