Từ A - Z: Bằng C lái được xe gì? Thủ tục cấp bằng C? Thời hạn sử dụng theo luật mới 2023?
Nội dung bài viết
- 1. Bằng C lái được những loại xe nào? Xe bao nhiêu chỗ?
- 2. Bằng lái xe hạng C không được lái những loại xe nào?
- 3. Bằng C khác gì với bằng B1 và B2?
- 4. Thủ tục học và thi bằng lái xe hạng C
- 5. Thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng C
Trong bài viết hôm nay, đồng hồ Xwatch sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi bằng C lái xe gì và thủ tục để thi bằng lái xe hạng C nhé!
1. Bằng C lái được những loại xe nào? Xe bao nhiêu chỗ?
Chiếu theo khoản 8, điều 16 của thông tư 12 mà bộ Giao Thông Vận Tải ban hành năm 2017, người có bằng lái ô tô hạng C được phép điều khiển những phương tiện sau đây:
Xe ô tô tải/ô tô chuyên dùng/xe đầu kéo một rơ moóc có tải trọng thiết kế trên 3.5 tấn
Các loại xe được phép sử dụng cho bằng lái hạng B1 và B2 như:
Ô tô có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn/Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi/Ô tô chuyên dùng/xe kéo 1 rơ moóc/xe tải/ô tô tải có tải trọng thiết kế dưới 3.5 tấn
►►► Xem thêm: Danh sách biển số xe các tỉnh Việt Nam theo cập nhật mới nhất năm 2023
2. Bằng lái xe hạng C không được lái những loại xe nào?
Dù rằng ở hạng bằng C, bạn có quyền điều khiển rất nhiều loại xe như xe ô tô 4 - 7 - 9 chỗ, xe bán tải, xe minivan, xe đầu kéo có rơ moóc,.... Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được phép vận hành các phương tiện sau đây:
Xe ô tô có 9 chỗ ngồi trở lên. Ví dụ như ô tô 16 chỗ, xe khách 50 chỗ, xe bus một hoặc hai tầng
Xe minivan trên 9 chỗ ngồi
Xe container
Có thể thấy, trên đây là những loại xe hạng nặng đòi hỏi kiến thức và kỹ năng xử lý trình độ cao. Vì thế, nếu muốn cầm lái các loại xe này, bạn cần phải làm thủ tục thi nâng hạng giấy phép lên level cao hơn sau 3 năm được cấp bằng C.
►►► Xem thêm: Bằng B2 lái xe gì? Thủ tục thi, lệ phí thi bao nhiêu?
3. Bằng C khác gì với bằng B1 và B2?
Để độc giả hiểu rõ ràng hơn về sự khác biệt giữa bằng lái xe hạng C với hạng B1 và B2. Mời các bạn cùng tham khảo bảng so sánh bên dưới nhé!
Nội dung
|
Hạng C
|
Hạng B2
|
Hạng B1
|
Trọng tải phương tiện
|
Lớn hơn 3.5 tấn
|
Nhỏ hơn 3.5 tấn
|
Nhỏ hơn 3.5 tấn
|
Các loại xe được phép điều khiển
|
1. Xe ô tô tải/ô tô chuyên dùng/xe đầu kéo một rơ moóc có tải trọng thiết kế trên 3.5 tấn
2. Các loại xe được phép sử dụng cho bằng lái hạng B1 và B2
|
1. Ô tô có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn
2. Các loại xe theo quy định của hạng B1
|
|
Phân loại xe
|
Xe số sàn và số tự động
|
Xe số sàn và số tự động
|
Xe số tự động
|
Độ tuổi được thi/cấp bằng
|
21
|
18
|
18
|
Hiệu lực của giấy phép lái xe
|
5 năm
|
10 năm
|
55 tuổi đối với nữ
60 tuổi đối với nam
|
Thời gian học để thi sát hạch
|
7 tháng
|
5 tháng
|
3 tháng
|
Quyền hành nghề kinh doanh vận tải
|
Có
|
Có
|
Không
|
►►► Xem thêm: Top 20 hãng xe ô tô lớn nổi tiếng nhất thế giới hiện nay
4. Thủ tục học và thi bằng lái xe hạng C
Để dễ dàng hơn trong việc xin cấp giấy phép lái xe hạng C, bạn cần nắm được những thông tin sau:
4.1 Đối tượng được phép thi bằng lái xe hạng C?
Công dân Việt Nam 21 tuổi trở lên
Người nước ngoài đủ 21 tuổi và hiện đang sinh sống, học tập, làm việc tại nước ta
4.2 Yêu cầu sức khỏe đối với người thi bằng lái xe hạng C?
Tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường
Có cơ thể lành lặn, không bị dị tật hay khiếm khuyết
Không mắc các bệnh nguy hiểm hoặc truyền nhiễm như ung thư, HIV, động kinh, rối loạn tâm thần,...
Có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực dưới 3 tháng, được xác nhận bởi cơ sở y tế có thẩm quyền.
4.3 Yêu cầu trình độ học vấn đối với người thi bằng lái xe hạng C?
Yêu cầu bắt buộc đối với người thi bằng lái hạng C là phải tốt nghiệp Trung Học Cơ Sở
Đối với trường hợp muốn nâng hạng từ bằng B2 lên hạng C:
Bạn cần có thời gian hành nghề trên 36 tháng, với tổng quãng đường lái xe an toàn là 50.000 km.
4.4 Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe hạng C gồm những gì?
Theo thông tin từ cổng dịch vụ công quốc gia, người thi bằng lái ô tô hạng C cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị học và cấp bằng lái xe theo quy định của nhà nước
Đối với công dân Việt Nam: Bản sao căn cước công dân loại gắn chíp/hộ chiếu còn hiệu lực
Đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam: Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực trên 6 tháng, thẻ tạm trú/thẻ thường trú, chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ (nếu có)
Giấy khám sức khỏe được cấp bởi cơ sở y tế có thẩm quyền
Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định
Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương
►►► Xem thêm: Phạt nguội là gì? Cách tra cứu phạt nguội đơn giản, chuẩn xác nhất
5. Thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng C
Theo quy định tại điều 17, thông tư 12 mà bộ Giao Thông Vận Tải ban hành năm 2017, giấy phép lái xe hạng C sẽ có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Như vậy, so với các loại bằng khác như A1, A2, B1, B2 thì thời gian hiệu lực của bằng lái ô tô hạng C khiêm tốn hơn nhiều.
Vừa rồi là các thông tin liên quan tới giấy phép lái xe ô tô như bằng C lái xe gì, sự khác biệt giữa bằng C và bằng B, thủ tục cấp bằng lái xe hạng C,... Hy vọng những kiến thức này của đồng hồ Xwatch sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chuẩn bị học và thi giấy phép lái xe nhé!
Có thể bạn chưa biết: