Ngũ hành tương sinh là gì? Lý giải quy luật của ngũ hành tương sinh - tương khắc chi tiết 2022
Nội dung bài viết
- I. Tổng hợp từ A - Z về thuyết ngũ hành tương sinh - tương khắc
- II. Ứng dụng quy luật ngũ hành tương sinh - tương khắc
Vậy ngũ hành tương sinh là gì? Mối quan hệ của ngũ hành tương sinh - tương khắc trong phong thủy và ứng dụng trong cuộc sống con người? Tất cả sẽ được đồng hồ Xwatch bật mí ngay trong bài viết sau đây.
I. Tổng hợp từ A - Z về thuyết ngũ hành tương sinh - tương khắc
1. Ngũ hành là gì?
Có nguồn gốc từ triết học cổ đại Trung Quốc, ngũ hành là sự tồn tại của 5 hành tố bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là 5 vật chất tạo nên thế giới, 5 hành tố tương ứng với kim loại, cây, nước, lửa và đất. Những yếu tố này góp phần tạo nên vạn vật cũng như có ảnh hưởng đến sự vận hành của Trái Đất và phát triển của con người.
Ngũ hành có đặc tính lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng. Theo quan niệm của phương Đông, ngũ hành tồn tại và được ứng dụng trong tất cả phương diện của cuộc sống từ con số, màu sắc, bộ phận cơ thể,…cho đến các mùa trong năm. Thậm chí mua đất, xây nhà cũng cần phải xem xét ngũ hành cẩn thận.
►►► Xem thêm:
- Mệnh Thủy hợp màu gì và kỵ màu gì, đeo đồng hồ nào?
- Mệnh Mộc hợp màu gì? Chọn đồng hồ gì cho hợp mệnh?
2. Quy luật ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương sinh là gì? Đây là khái niệm của người Trung Hoa cổ đại, quy luật ngũ hành tương sinh mang ý nghĩa mối quan hệ từng yếu tố trong ngũ hành khi sinh ra đều có tính thứ tự, thể hiện qua sự thúc đẩy, hỗ trợ và tác động lẫn nhau để cùng phát triển. 5 hành tố trong ngũ hành sẽ có quy luật tương sinh như sau:
Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Lửa lấy gỗ làm nguyên liệu đốt.
Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
Thông qua quy luật ngũ hành tương sinh, con người sẽ lựa chọn những thứ phù hợp với mệnh của mình để đem lại may mắn, an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.
3. Quy luật ngũ hành tương khắc
Trái ngược với quy luật ngũ hành tương sinh, quy luật tương khắc chính là hoạt động cản trở, áp chế sự phát triển lẫn sinh trưởng trong những mối quan hệ giữa 5 nguyên tố. Cụ thể là:
Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa.
Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại.
Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Dựa vào quy luật ngũ hành tương khắc, con người có thể tránh được những việc xui xẻo đối với mình và gia đình. Mối quan hệ giữa hai quy luật tương sinh - tương khắc là cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau, sự giao thoa của hai mối quan hệ đặc biệt này đã trở thành định lý cơ bản nhằm duy trì sự sống của vạn vật.
►►► Xem thêm: Những con số may mắn 12 con giáp mang đến tài lộc, thịnh vượng
4. Quy luật ngũ hành phản sinh
Nếu quy luật ngũ hành tương sinh là quy luật tương trợ, yếu tố này là điều kiện thuận lợi để yếu tố kia phát triển thì quy luật phản sinh là sự sinh ra vượt mức cho phép của một yếu tố khiến chúng từ cái tốt trở thành cái hại. Cụ thể như:
Kim sinh Thủy: Kim loại bị nung nóng quá nhiều sẽ khiến nước bị vẩn đục và nhanh chóng chuyển sang thể rắn mới.
Thủy sinh Mộc: Nước cung cấp sự sống cho cây cối nhưng nếu nước quá nhiều sẽ khiến cây bị úng nước, dễ chết hoặc bị cuốn đi do bão lũ.
Mộc sinh Hỏa: Cây củi khô bốc cháy dữ dội gây nên hỏa hoạn, tai ương cho vạn vật và con người.
Hỏa sinh Thổ: Nếu lửa quá lớn đốt cháy tất cả mọi thứ sẽ khiến đất đai biến dạng trở thành than.
Thổ sinh Kim: Kim loại vốn tồn tại trong đất nhưng nếu quá nhiều đất sẽ vùi lấp mất kim và không bao giờ được tìm thấy.
5. Quy luật ngũ hành khắc sinh
Tương tự như quy luật phản sinh trong ngũ hành tương sinh, phản khắc chính là sự phản lại của hành bị khắc nếu chúng tồn tại quá nhiều gây nên sự tổn hại cho hành khắc. Cụ thể là:
Kim khắc Mộc: Kim loại rèn thành cưa rìu chặt đổ cây nhưng qua thời gian và tần suất liên tục sẽ bị mài mòn dẫn đến gãy đôi.
Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt lửa nhưng nếu lửa cháy quá lớn sẽ khiến nước bốc hơi, cạn kiệt.
Mộc khắc Thổ: Cây cối hút dinh dưỡng trong đất để sinh sôi nhưng nếu đất đá bị sạt lở, quá nhiều sẽ vùi lấp khiến cây chết.
Hỏa khắc Kim: Lửa khiến kim loại bị nung chảy nhưng nếu quá nhiều kim loại khi chảy ra sẽ thành thủy dập tắt lửa.
Thổ khắc Thủy: Đất hút cạn nguồn nước tuy nhiên nếu nước quá mạnh, lũ lụt sẽ làm sạt lở và bào mòn đất.
►►► Xem thêm: Những điều căn bản nhất về nguyên lý ngũ hành mà 80% người không biết!
6. Tra cứu mệnh ngũ hành theo năm sinh
Sau đây là bảng tra cứu mệnh ngũ hành theo năm sinh để bạn đọc có thể biết năm sinh của mình thuộc mệnh gì cũng như áp dụng các quy luật trên vào cuộc sống thường nhật để mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất:
Ngũ hành
|
Nạp âm
|
Năm sinh
|
Sa Trung Kim
|
1954, 1955, 2014, 2015
| |
Kiếm Phong Kim
|
1932, 1933, 1992, 1993
| |
Kim
|
Kim Bạch Kim
|
1962, 1963, 2022, 2023
|
Bạch Lạp Kim
|
1940, 1941, 2000, 2001
| |
Thoa Xuyến Kim
|
1970, 1971, 2030, 2031
| |
Hải Trung Kim
|
1924, 1925, 1984, 1985
| |
Bình Địa Mộc
|
1958, 1959, 2018, 2019
| |
Tang Đố Mộc
|
1972, 1973, 2032, 2033
| |
Mộc
|
Thạch Lựu Mộc
|
1980, 1981, 2040, 2041
|
Dương Liễu Mộc
|
1942, 1943, 2002, 2003
| |
Đại Lâm Mộc
|
1928, 1929, 1988, 1989
| |
Tùng Bách Mộc
|
1950, 1951, 2010, 2011
| |
Giản Hạ Thủy
|
1936, 1937, 1996, 1997
| |
Đại Khê Thủy
|
1974, 1975, 2034, 2035
| |
Thủy
|
Đại Hải Thủy
|
1982, 1983, 2042, 2043
|
Trường Lưu Thủy
|
1952, 1953, 2012, 2013
| |
Thiên Hà Thủy
|
1966, 1967, 2026, 2027
| |
Tuyền Trung Thủy
|
1944, 1945, 2004, 2005
| |
Lư Trung Hỏa
|
1926, 1927, 1986, 1987
| |
Sơn Đầu Hỏa
|
1934, 1935, 1994, 1995
| |
Hỏa
|
Tích Lịch Hỏa
|
1948, 1949, 2008, 2009
|
Sơn Hạ Hỏa
|
1956, 1957, 2016, 2017
| |
Phú Đăng Hỏa
|
1964, 1965, 2024, 2025
| |
Thiên Thượng Hỏa
|
1978, 1979, 2038, 2039
| |
Lộ Bàng Thổ
|
1930, 1931, 1990, 1991
| |
Đại Trạch Thổ
|
1968, 1969, 2028, 2029
| |
Thổ
|
Sa Trung Thổ
|
1976, 1977, 2036, 2037
|
Bích Thượng Thổ
|
1960, 1961, 2020, 2021
| |
Thành Đầu Thổ
|
1938, 1939, 1998, 1999
| |
Ốc Thượng Thổ
|
1946, 1947, 2006, 2007
|
II. Ứng dụng quy luật ngũ hành tương sinh - tương khắc
1. Ứng dụng quy luật ngũ hành tương sinh trong hôn nhân
Việc lựa chọn ngũ hành tương sinh trong hôn nhân rất quan trọng vì nó quyết định hạnh phúc lâu dài của một cặp vợ chồng. Họ có thể gắn bó, hòa hợp, hôn nhân có bình yên, vui vẻ hay không đều do quy luật ngũ hành quyết định. Ngoài ra, yếu tố này còn có ảnh hưởng đến hòa khí gia đình và thậm chí là hòa khí giữa hai bên thông gia.
Nếu vợ chồng hợp mệnh thì cuộc sống gia đình yên ấm, phát triển, thịnh vượng. Tuy nhiên nếu khắc mệnh thì vẫn có thể lấy nhau được, nhưng trong trường hợp chồng khắc mệnh vợ (ví dụ: chồng mệnh Thủy lấy vợ mệnh Hỏa), còn trường hợp vợ khắc mệnh chồng thì là điều kiêng kỵ và không nên. Hiện nay, có nhiều cách hóa giải giúp các cặp đôi tuy khắc mệnh nhau vẫn có thể lấy nhau là sinh một người con có mệnh dung hòa các xung khắc. Ví dụ như vợ mệnh Kim lấy chồng mệnh Mộc thì sinh con mệnh Thủy để dung hòa Kim - Mộc.
►►► Xem thêm: Top 10 cách coi bói tình yêu dự đoán chính xác 100%
2. Xét độ tương hợp trong công việc và quan hệ xã hội
Nếu bạn muốn công việc, sự nghiệp hanh thông, thăng tiến, chuyện kinh doanh, làm ăn thuận lợi tài lộc dồi dào thì hãy chọn những cộng sự, đối tác là những người hợp mệnh vì họ sẽ dễ làm việc, ít xảy ra xung đột và tranh cãi hơn.
3. Quy luật ngũ hành trong lựa chọn màu sắc
Trong phong thủy, việc ứng dụng thuyết ngũ hành tương sinh - tương khắc khi lựa chọn màu sắc sẽ gpps phần tạo sự cân bằng yếu tố âm - dương để đạt được sự hài hòa, thịnh vượng. Màu sắc vận dụng đúng, lựa chọn màu hợp mệnh sẽ tăng cường các yếu tố thuận lợi và hạn chế những bất lợi từ môi trường xung quanh tác động đến cuộc sống của bạn.
Ngược lại, những màu thuộc mệnh khắc với bản mệnh của bạn sẽ làm cản trở sự phát triển, công danh, tài lộc, thậm chí mang lại điềm xui xẻo, điều không mong muốn. Cụ thể các màu sắc phù hợp với từng yếu tố trong ngũ hành là:
Mệnh Kim: hợp với màu vàng, nâu đất, bạch kim, trắng; xung khắc với màu đỏ, tím, cam, hồng.
Mệnh Mộc: hợp với màu đen, xanh biển, xanh lục, xanh lá cây; xung khắc với màu trắng, xám, ghi, vàng.
Mệnh Thủy: hợp với màu trắng, xám, ghi; xung khắc với màu vàng, nâu đất.
Mệnh Thổ: hợp với màu đỏ, tím, cam, hồng; xung khắc với màu xanh lục.
Mệnh Hỏa: hợp với màu xanh lục, đỏ, hồng, tím; xung khắc với màu đen, xanh biển.
4. Ứng dụng quy luật ngũ hành trong việc xem phong thủy nhà ở
Chọn đất, xây dựng nhà cửa luôn là việc trọng đại của đời người. Đối với nhiều người, trước khi tiến hành xây dựng nhà ở, ngoài việc tìm hiểu về thiết kế, xây dựng bản vẽ nhà đẹp, dự trù kinh phí thì việc xem hướng đất, hướng nhà hợp mệnh tính theo ngũ hành cũng quan trọng không kém. Vì công trình có hướng hợp mệnh sẽ giúp gia chủ làm ăn khấm khá, gia đình sung túc, sức khỏe bình an,... Ngược lại nếu chọn hướng đất, hướng nhà khắc mệnh thì dễ dẫn đến những điều không may mắn, tai ương, bệnh tật,...
Sau đây là tổng hợp các hướng hợp với các gia chủ thuộc các mệnh trong ngũ hành phong thủy:
Mệnh Mộc: Hướng Đông, Nam và Đông Nam
Mệnh Kim: Hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
Mệnh Thủy: Hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
Mệnh Hỏa: Hướng Nam
Mệnh Thổ: Hướng Đông Bắc và Tây Nam
Trên đây là những kiến thức bổ ích về ngũ hành, quy luật ngũ hành tương sinh - tương khắc cũng như các ứng dụng phổ biến của chúng đối với con người. Đồng hồ Xwatch hy vọng, bài viết sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho độc giả và có thể áp dụng trong cuộc sống mang lại nhiều thuận lợi, may mắn từ chuyện công danh, sự nghiệp, kinh doanh cho tới chuyện tình cảm.
Có thể bạn quan tâm: