Canvas là gì? Nguồn gốc, ứng dụng và những điều có thể bạn chưa biết?

30/04/2023 - Người kiểm duyệt: Thầy Phan Tấn Chi
Canvas là gì? Nguồn gốc, ứng dụng và những điều có thể bạn chưa biết?
Vải bạt còn gọi là vải canvas hay vải bố là một trong những chất liệu phổ biến từ thời ông cha ta đã sử dụng ngàn đời nay.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ loại vải vừa dày vừa bền này làm từ gì và ứng dụng như thế nào. Vậy Canvas là gì? Loại vải này sử dụng trong nền công nghiệp thời trang hiện nay như thế nào. Hãy cùng Xwatch tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

1. Canvas là gì? 

Từ xa xưa, người dân đã biết sử dụng những loại cây như gai dầu để dệt vải, bắt nguồn từ tên gọi “Canabis” (tiếng Ả Rập), trong tiếng Latinh có nghĩa là cây gai dầu.

Đến nay, thay vì chỉ sử dụng cây gai dầu, người ta thường kết hợp một số nguyên liệu khác như cotton, sợi tổng hợp... để tạo lên loại vải này.

Canvas là gì

Vải Canvas còn được gọi là vải bố, vải bạt... là một chất liệu cao cấp được ưa chuộng do sở hữu độ dày và độ bền cao

2. Nguồn gốc vải canvas tự nhiên 

Ban đầu, Canvas xuất hiện tại Trung Quốc và Ấn Độ. 

Theo một số thông tin, người Trung Quốc đã sử dụng cây gai dầu để làm vải hoặc dây thừng vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Trong khi người Ấn Độ sử dụng bông và sợi gai dầu kết hợp với nhau để dệt vào năm 1500 trước Công nguyên.

Tại Châu Âu, vải Canvas xuất hiện vào thế kỷ thứ 8, khi Saracens và Moors mang bông từ Bắc Phi đến lục địa Âu để sử dụng chất liệu này để làm buồm.

Sau nhiều năm phát triển, chất liệu này đã có mặt trên toàn thế giới và được nhiều người tin dùng. Đồng thời, nếu sử dụng kỹ thuật xử lý và dệt tân tiến, chúng được xếp vào hàng chất liệu cao cấp hiện nay.

►►► Xem thêm: Chọn túi xách nam công sở - Đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng này!

3. Phân loại vải canvas chia theo nguồn gốc

3.1. Canvas dệt từ cây gai dầu

Đây là chất liệu đầu tiên tạo ra vải Canvas, có khả năng chống ẩm mốc, đàn hồi tốt và so với cotton thì chịu nhiệt tốt hơn.

Canvas dệt từ cây gai dầu

Vải Canvas dệt từ cây gai dầu còn được gọi là vải Hemp

3.2. Canvas dệt từ cotton

Canvas từ sợi cotton còn được gọi là canvas sợi bông. Loại vải này thường được dùng nhiều khi may áo thun đồng phục cho công ty/xí nghiệp.

3.3. Canvas dệt từ sợi tổng hợp

Vải được dệt từ sợi bông và vải lanh kết hợp với polyvinyl clorua (PVC). Loại vải này được nhiều người ưa chuộng vì có độ bền cao cùng khả năng chống nước vượt trội.

3.4. Canvas dệt từ vải Linen

Loại vải Canvas này sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoáng mát và nhẹ nhàng khi sử dụng, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên giá thành sẽ khá cao, gấp khoảng 2-3 lần loại vải Canvas thông thường.

Canvas dệt từ vải Linen

Canvas là gì? Canvas dệt từ vải Linen còn biết đến với tên quen thuộc là vải lanh

Ngoài ra, người ra còn phân loại vải Canvas theo định lượng như: canvas 100% polyester, canvas 100% cotton, canvas gồm 65% cotton và 35% polyester…

►►► Xem thêm: Các mẫu túi xách công sở nữ các cô nàng mê túi nhất định phải có

4. Canvas là gì? Ưu điểm và nhược điểm của loại vải này

4.1. Ưu điểm của vải canvas

Độ bền cao

Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất, góp phần làm nên “thương hiệu đặc trưng” cho chất liệu này. Với độ bền bỉ ấn tượng, từ xa xưa, vải canvas được sử dụng làm cánh buồm, giúp chịu được thời tiết khắc nghiệt sóng gió trên biển. Ngày nay, vải canvas được ứng dụng nhiều để làm giày dép, túi xách, mang đến độ bền chắc lâu dài cho người sử dụng.

Độ bền cao

Vải Canvas với độ bền cao “vượt thời gian”

Trọng lượng nhẹ, dễ vệ sinh

Mặc dù được dệt khá dày nhưng trọng lượng của vải Canvas lại khá nhẹ. Một số sản phẩm sử dụng loại vải này có khả năng gấp gọn khá tốt. 

Giữ màu tốt, dễ dàng vệ sinh

Ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất, màu của thuốc nhuộm trên vải luôn được giữ nguyên. Ngoài ra, các vết bẩn thông thường trên vải đều có thể làm sạch bằng dung dịch tẩy rửa thông thường, mà không lo bị mất hay xỉn màu.

An toàn khi sử dụng

Do có nguồn gốc tự nhiên 100% nên vải Canvas rất an toàn khi sử dụng. Các loại sợi cotton và cây gai dầu đều lành tính, không sinh chất độc hại đối với con người. 

An toàn khi sử dụng

Người dùng hoàn toàn có thể an tâm khi chọn các sản phẩm từ Canvas

Tính thẩm mỹ cao

Với độ bền cao trong thời tiết khắc nghiệt, màu của vải canvas cũng bền không kém. Hơn nữa loại vải này cũng có bảng màu đa dạng cho người dùng. Đặc biệt phải kể đến tranh in trên vải Canvas cho độ bền cao và tính thẩm mỹ với không gian rất lớn. 

4.2. Nhược điểm của vải canvas

Vải Canvas khá dày nên việc giặt vải sẽ lâu khô hơn so với các loại vải thông thường khác. Đặc biệt, khi sử dụng vải Canvas không nên đựng đồ trọng tải lớn có sắc nhọn sẽ dễ bục rách vải. 

Nhược điểm của vải canvas

Thực tế, nếu chỉ là vải Canvas tự nhiên thì độ chống thấm không quá tốt, nước sẽ thấm từ từ qua các lớp vải. Tuy nhiên, ngày nay người ta thường kết hợp Canvas với polyester để khắc phục được vấn đề này.

►►► Xem thêm: Top 10 thương hiệu áo local brand nổi tiếng tại Việt Nam

5. Canvas là gì? Ứng dụng của vải canvas trong thời trang

Chất liệu Canvas được cơi một loại chất liệu siêu bền được dùng để may mặc thời trang như quần áo, balo, túi xách, giày dép hay thậm chí cả sofa, rèm cửa…

Canvas là gì? Ứng dụng của vải canvas trong thời trang

Vải Canvas không chỉ là chất liệu cho các bộ quần áo thời thượng, mà các loại túi xách, balo hiện nay làm từ Canvas cũng được giới trẻ ưa chuộng vì đặc tính bền, đẹp, dễ phối đồ

Canvas là gì? Ứng dụng của vải canvas trong thời trang

Vải Canvas cũng được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất giày dép, đặc biệt là các style “bụi bặm”, đường phố

Canvas là gì? Ứng dụng của vải canvas trong thời trang

Với sự đa dạng trong màu sắc, bạn có thể dễ dàng lựa chọn nhiều phong cách quần áo Canvas khác nhau từ cổ điển, lịch lãm đến hiện đại, trẻ trung

►►► Xem thêm: 999+ Đồng hồ chính hãng sang trọng 2023, chính sách bảo hành hậu mãi hàng đầu Việt Nam

6. Cách giặt sạch vải canvas tại nhà

Lưu ý khi làm làm sạch vải Canvas, bạn nên hạn chế sử dụng sấy khô bằng máy sấy, bàn là, vì có thể làm vải khô cong, mất phom dáng. Trong trường hợp gặp vết bẩn cứng đầu, có thể sử dụng nước tẩy javel với một lượng vừa phải, kèm theo một chút nước xả vải ở khâu cuối, ngâm vải canvas khoảng 5 – 10 phút, sau đó mới mang đi phơi và để khô tự nhiên.

Ai yêu thích và đam mê thời trang chắc hẳn không còn xa lạ với loại vải canvas với tính đa dạng cho từng phong cách thời trang khác nhau phải không nào. Xwatch mong với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn phần nào biết thêm được những thông tin bổ ích về canvas là gì, nguồn gốc, ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của loại vải này trong công nghiệp thời trang nhé.

Có thể bạn quan tâm:


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Canvas là gì? Nguồn gốc, ứng dụng và những điều có thể bạn chưa biết?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Khách hàng nói gì về xwatch
MC Thái Tuấn
Tôi thực sự an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của XWatch. Lần đầu tiên thấy chiếc đồng hồ của mình được chăm...
MC Thái Tuấn
MC Thái Tuấn
Đài THVN
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Điều mà Linh ấn tượng nhất là chế độ bảo hành 5 năm theo tiêu chuẩn Thuỵ Sĩ cho cả lỗi người dùng. Điều này không phải...
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Tôi ủng hộ những người đặt lợi ích của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, tôi đã ủng hộ và lựa chọn XWATCH.
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Nghệ sỹ Xuân Bắc
0.61782 sec| 2554.539 kb