Tiêu chuẩn COSC là gì? Giá trị và công dụng của loại chứng chỉ đồng hồ nổi tiếng này?

30/05/2023 - Người kiểm duyệt: Thầy Phan Tấn Chi
Tiêu chuẩn COSC là gì? Giá trị và công dụng của loại chứng chỉ đồng hồ nổi tiếng này?
Là loại chứng chỉ khẳng định chất lượng cho một chiếc đồng hồ trước khi xuất xưởng, chứng chỉ đạt chuẩn COSC rất quen thuộc với ngành đồng hồ Thụy Sỹ và thường dành cho những mẫu đồng hồ được sản xuất với số lượng lớn.

Vậy tiêu chuẩn COSC là gì? Tầm quan trọng và công dụng của loại chứng chỉ này? Tất tần tật những thắc mắc xoay quanh thuật ngữ “tiêu chuẩn COSC” sẽ được Xwatch bật mí ngay trong bài viết dưới đây! Hãy cùng theo dõi nhé!

I. Đồng hồ Chronometer là gì?

Đồng hồ Chronometer là gì

Đồng hồ Chronometer là thuật ngữ dùng để chỉ những chiếc đồng hồ có độ chính xác cao, có khả năng hiển thị giây và đã được kiểm nghiệm gắt gao qua nhiều bài kiểm tra nghiêm ngặt trong nhiều ngày, ở các vị trí khác nhau và ở nhiệt độ khác nhau. Hiểu theo cách khác thì đồng hồ Chronometer là những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ đạt chứng nhận chất lượng Chronometer do COSC cấp. 

►►► Xem thêm: Tất tần tật những điều bạn chưa biết về thương hiệu đồng hồ MVW

II. Chứng nhận COSC trên đồng hồ là gì?

Chứng nhận COSC trên đồng hồ là gì

COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) là một tổ chức kiểm định chính thức của Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1973. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là kiểm tra và cấp chứng nhận độ chính xác của các loại đồng hồ đeo tay cơ của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Rolex, Omega, Tissot,... 

Chứng nhận COSC được cấp cho các đồng hồ đã được kiểm tra và đáp ứng tiêu chuẩn chính xác của COSC. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng bộ máy đồng hồ sẽ chạy chính xác và đáng tin cậy trong mọi điều kiện hoạt động. Bộ máy đồng hồ sẽ được kiểm tra dựa trên tiêu chuẩn ISO 3159 trong vòng 16 ngày kiểm tra ở 5 vị trí, 3 mức nhiệt khác nhau và chúng phải giữ được độ chính xác theo đúng yêu cầu (chỉ được phép sai lệch khoảng -4 đến +6 giây mỗi ngày).

Chứng nhận COSC trên đồng hồ là gì

COSC kiểm tra chính xác của đồng hồ bằng cách đo đạc độ chính xác của chuyển động bên trong đồng hồ trong suốt một khoảng thời gian dài. Các bộ máy đạt chuẩn sẽ được chuyển về hãng để được lắp ráp vào đồng hồ và hoàn thiện trước khi xuất xưởng, chúng lại được hãng kiểm tra một lần nữa để đảm bảo hoàn thiện 100%. 

Thông thường cứ 100 bộ máy được gửi tới kiểm tra thì có tới 95 bộ máy được cấp chứng chỉ. Vì COSC chỉ kiểm tra bộ máy nên khi lắp vào đồng hồ chúng sẽ có một số sai lệch về thông số nhưng không đáng kể. Ngoài ra, những số liệu được tổ chức kiểm tra sẽ được lưu giữ trên hệ thống trong vòng 5 năm.

III. Tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận COSC

Tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận COSC

Để được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn COSC thì cả đồng hồ và bộ máy phải được sản xuất và lắp ráp tại Thụy Sỹ, có nhãn Swiss Made và sẽ được khắc số seri trên bộ máy để đánh dấu chứng nhận. 

Bộ máy khi gửi tới COSC sẽ được trải qua quá trình kiểm tra: Bộ chuyển động đồng hồ được đặt một móc cài 5 rãnh, bộ chuyển động sẽ được quấn theo hướng dẫn, các bộ phận được đặt trong vỏ bọc được kiểm soát nhiệt độ ở 23 độ C trong vòng 12 giờ. 

Tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận COSC

Sau đó, bộ máy sẽ được kiểm tra liên tục trong vòng 15 ngày ở những mức nhiệt khác nhau. Một chiếc đồng hồ đạt tiêu chuẩn COSC khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Sai số trung bình sau 10 ngày đầu tiên dao động từ -4 đến +6 giây/ngày.

  • Tốc độ của bộ máy đồng hồ chạy nhanh hay chậm tại 5 điểm khác nhau (2 theo chiều nằm ngang và 3 theo chiều thẳng đứng mỗi ngày). Để được đạt chuẩn thì trong vòng 10 ngày, bộ máy phải đạt 50 điểm và sai lệch không vượt quá 2 giây. 

  • Thời gian thay đổi cao nhất ở 5 vị trí khác nhau không quá 5 giây/ngày. 

  • COSC trừ giá trị trung bình theo chiều thẳng đứng cho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang thì độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8 giây.

  • Sự khác nhau giữa sai số lớn nhất trong ngày và sai số trung bình trong ngày không vượt quá 10 giây/ngày. 

  • Bộ máy khi thử nghiệm tại 8 độ C và 38 độ C với sai số không được lớn hơn 0,6 giây/ngày.

  • Sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở hai ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không được vượt quá 5 giây.

►►► Xem thêm: Khám phá top 15 thương hiệu đồng hồ đeo tay nổi tiếng nhất tại Việt Nam 2023

IV. Mục tiêu các thương hiệu đồng hồ muốn có chứng nhận COSC

Mục tiêu các thương hiệu đồng hồ muốn có chứng nhận COSC

Hầu hết các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ ngày nay đều muốn có chứng nhận COSC và không ngại chạy đua để đạt được tiêu chuẩn này, lý do là bởi: 

  • Chứng nhận COSC giúp gia tăng giá trị của đồng hồ bởi sự uy tín về chất lượng mà nó mang lại. Vì khả năng đạt tiêu chuẩn COSC rất thấp nên những chiếc đồng hồ đạt chứng chỉ này chắc chắn sẽ có giá trị cao hơn những chiếc không có chứng nhận này. 

  • Số lượng giới hạn theo năm: Trung bình mỗi năm chỉ có hơn 1 triệu chứng nhận COSC được chính thức cung cấp, chiếm 3% trên tổng sản lượng đồng hồ Thụy Sỹ được sản xuất ra nên chỉ có những chiếc đồng hồ chất lượng cao nhất, lắp ráp chỉn chu và được chế tạo từ vật liệu tốt nhất mới có thể đạt được chứng nhận này.

Mục tiêu các thương hiệu đồng hồ muốn có chứng nhận COSC

  • Do bài kiểm tra của COSC rất khắt khe và đòi hỏi nhiều điều kiện nên việc đạt được tiêu chuẩn này được coi là bằng chứng chắc chắn đảm bảo khả năng hoạt động của đồng hồ rất đáng tin cậy.

  • Chứng nhận những chiếc đồng hồ được chuyên gia hàng đầu có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao.

V. Top các thương hiệu đồng hồ đạt tiêu chuẩn COSC

1. Rolex

Đây là một trong những thương hiệu đồng hồ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới. Rolex được thành lập vào năm 1905 tại Thụy Sĩ và là một trong những thương hiệu đồng hồ duy nhất có thể sản xuất toàn bộ các bộ phận của đồng hồ trong nhà máy của mình. Rolex sử dụng các vật liệu chất lượng cao và công nghệ tiên tiến để tạo ra các mẫu đồng hồ với độ chính xác cao. 

►►► Xem thêm: Thương hiệu đồng hồ Fossil của nước nào? Có tốt không? Giá bao nhiêu?

2. Omega

Omega

Thương hiệu Omega được thành lập vào năm 1848 tại Thụy Sĩ và đã được biết đến trên toàn thế giới như một trong những thương hiệu đồng hồ hàng đầu. Omega đã cung cấp cho NASA các đồng hồ Speedmaster để sử dụng trong các chuyến bay vũ trụ, và cũng đã trở thành đồng hồ chính thức của Olympic từ năm 1932. 

3. Breitling

Thương hiệu đồng hồ Breitling được thành lập vào năm 1884 tại Thụy Sĩ và nổi tiếng với các mẫu đồng hồ chức năng cao. Các mẫu đồng hồ Breitling có tính năng đo thời gian, đồng hồ đếm ngược và đồng hồ có tốc độ, phục vụ cho các hoạt động thể thao và phi cơ. 

4. TAG Heuer

TAG Heuer

Thương hiệu TAG Heuer được thành lập vào năm 1860 tại Thụy Sĩ và nổi tiếng với các mẫu đồng hồ đua xe và thể thao. TAG Heuer cũng đã trở thành đồng hồ chính thức của Giải đua xe F1. 

5. Tudor

Thương hiệu Tudor là một thương hiệu con của Rolex, được thành lập vào năm 1946 tại Thụy Sĩ. Tudor tập trung vào việc sản xuất các mẫu đồng hồ cơ chất lượng cao với giá cả hợp lý hơn so với các mẫu đồng hồ Rolex. Các mẫu đồng hồ Tudor có thiết kế hiện đại và độ chính xác cao.

6. Chopard

Thương hiệu được chứng nhận COSC nhiều nhất không thể bỏ qua chính là Chopard. Với diện mạo đậm tính thời trang, cuốn hút, mạnh mẽ, sang trọng cùng bộ vỏ làm từ vật liệu bền bỉ, kính Sapphire bảo vệ chắc chắn và có khả năng chịu những cú va chạm mạnh kết hợp cùng bộ máy trơn tru, ổn định, hoạt động với độ chính xác cao. 

VI. Một số điều cần biết thêm về chứng nhận COSC

  • Chỉ đồng hồ Thụy Sĩ được gắn nhãn “Swiss Made” mới được tiến hành thử nghiệm và cấp chứng nhận COSC.

  • Đồng hồ phải vượt qua 7 bài kiểm tra khắc nghiệt mới đạt chứng nhận COSC.  

  • COSC không chỉ đo đồng hồ đeo tay cơ học, họ còn đo đồng hồ bỏ túi, thiết bị thời gian cố định như dụng cụ trên tàu và đồng hồ vận chuyển và đồng hồ thạch anh.

Một số điều cần biết thêm về chứng nhận COSC

  • COSC sở hữu ba phòng thử nghiệm riêng biệt được đặt tại Biel / Bienne, Saint-Imier và Le Locle. Hơn 1,6 triệu đồng hồ được chứng nhận mỗi năm, một con số đã tăng đáng kể trong nhiều thập kỷ. Năm 1976, chỉ có 200.000 đồng hồ vượt qua các bước kiểm tra và cấp chứng nhạn COSC. Đến năm 2000 và đã có một triệu đồng hồ đạt chứng nhận Chronometer. 

  • Trong số tất cả đồng hồ xuất khẩu từ Thụy Sĩ, chỉ có 6% được chứng nhận COSC. Trong số tất cả các máy đồng hồ cơ Thụy Sĩ được xuất khẩu, 21% được chứng nhận COSC.

Một số điều cần biết thêm về chứng nhận COSC

  • Năm 2015 là năm cuối cùng Chứng nhận này Public số đồng hồ được chứng nhận Chronometer. Với đồng hồ Rolex là 795.716 chiếc, đồng hồ Omega 511.861 chiếc, đồng hồ Breitling 147.917 chiếc (28,499 kể cả đồng hồ quartz). Tissot đạt 96.563 chiếc, Mido đạt 49.962 chiếc. Tudor (23,003), Chopard (16,107), Zenith (6,824), Panerai (6,262), and Bremont (5,860). Ball Watch Co. (5,031), Carl F. Bucherer (4,577), Titoni (4,146), Christopher Ward (3,362), và Ulysse Nardin (2,561).

Là một trong những bài thử nghiệm độ chính xác được công nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ, chứng nhận đạt tiêu chuẩn COSC không chỉ chứng minh chất lượng của đồng hồ cơ mang nhãn Swiss Made mà còn đảm bảo giá trị thị trường và độ an tâm cho mọi khách hàng khi sở hữu một cỗ máy này. Hy vọng bài viết về tiêu chuẩn COSC đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc đang quan tâm đến ngành cơ khí đặc biệt. Đừng quên ghé Xwatch.vn để cập nhật những bài viết hữu ích về đồng hồ nhé!

Có thể bạn quan tâm:


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tiêu chuẩn COSC là gì? Giá trị và công dụng của loại chứng chỉ đồng hồ nổi tiếng này?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Khách hàng nói gì về xwatch
MC Thái Tuấn
Tôi thực sự an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của XWatch. Lần đầu tiên thấy chiếc đồng hồ của mình được chăm...
MC Thái Tuấn
MC Thái Tuấn
Đài THVN
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Điều mà Linh ấn tượng nhất là chế độ bảo hành 5 năm theo tiêu chuẩn Thuỵ Sĩ cho cả lỗi người dùng. Điều này không phải...
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Tôi ủng hộ những người đặt lợi ích của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, tôi đã ủng hộ và lựa chọn XWATCH.
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Nghệ sỹ Xuân Bắc
0.55594 sec| 2574.594 kb