Lịch sử tập đoàn Swatch - gã khổng lồ vực dậy đế chế đồng hồ Thụy Sĩ

18/06/2018 - Người kiểm duyệt: Thầy Phan Tấn Chi
Lịch sử tập đoàn Swatch - gã khổng lồ vực dậy đế chế đồng hồ Thụy Sĩ
Thụy Sĩ được biết đến như cái nôi của ngành sản xuất đồng hồ. Suốt gần 3 thế kỷ, nơi đây đã chứng kiến một thời kỳ phát triển hoàng kim của những cỗ máy thời gian truyền thống. Tuy nhiên, vào thập thiên 80 của thế kỷ XIX, đồng hồ Thụy Sĩ gần như bị “tê cứng” trước sự xuất hiện của đồng hồ thạch anh và sự tấn công như vũ bão của nền công nghiệp đồng hồ Nhật Bản.

Có lẽ, Thụy Sĩ đã phải chịu lùi bước trước những đối thủ châu Á nếu không có sự xuất hiện mang tính lịch sử của tập đoàn Swatch.

toa nha tru so swatch

Trụ sở chính của Swatch Group tại Thụy Sĩ

Tập đoàn Swatch - Huyền thoại về một cái tên

Quay lại thời điểm những năm 1980, khi mà ngành công nghiệp đồng hồ truyền thống của Thụy Sĩ đối mặt với thời kỳ khủng hoảng không thể ngờ đến trong lịch sử.

Khủng hoảng

Cuối 1969, Seiko phát minh và cho sản xuất chiếc đồng hồ thạch anh đầu tiên trên thế giới với bộ máy quartz tinh gọn, chức năng tiện dụng, sai số cực thấp và đặc biệt là giá thành rẻ hơn vài chục lần so với đồng hồ Thụy Sĩ. Ban đầu, ông anh Thụy Sĩ không hề đề phòng, một mực giữ nguyên phương thức sản xuất và phân phối truyền thống. Nhưng chưa đến một thập kỷ sau, những nhãn hiệu đồng hồ Nhật Bản như Casio, Seiko, Citizen,... đã liên tục lấn sân ồ ạt, làm thu hẹp đáng kể thị phần của ông anh cả. Trước tình hình đó, các nhãn hiệu lớn của Thụy Sĩ lâm vào tuyệt vọng chưa từng thấy khi không thể cạnh tranh với nhân công giá thấp ở Nhật. Từ 1970-1988, gần ¾ số công nhân ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ thất nghiệp. Đầu thập niên 1980, hàng chục hãng sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ tuyên bố phá sản.

Gõ cửa

Khi đó, các ông chủ đồng hồ Thụy Sĩ đã đến gõ cửa nhà tư vấn Nicolas Hayek – lúc này đã 60 tuổi và được biết đến như ông chủ của công ty tư vấn Hayek Engineering Inc tại Zurich, Thụy Sĩ. Ông là tư vấn cho những tên tuổi lớn trong giới kinh doanh như Volkswagen, Nestle, US Steel, AEG-Telefunken, Alfa-Romeo, Daimler-Chrysler, Siemens, DEC, BMW, Dresdener Bank…

Nicolas Hayek

Chân dung Nicolas Hayek - vị cứu tinh của ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ

Hayek vốn không xuất thân từ ngành đồng hồ, sự hiểu biết về đồng hồ thời điểm đó cũng dừng mở mức cơ bản nhưng bằng lòng tự tôn dân tộc, khả năng marketing đại tài và thẩm định thị trường tốt, ông đã quyết tâm vực dậy ngành đồng hồ của nước mình. Một luật chơi mới được Hayek thiết lập: thay đổi hình thức kinh doanh từ trước đến nay, vốn gắn với sự độc quyền. Quân át chủ bài của ông chính là Swatch.

Sát nhập

Thời điểm đó, hai đại gia sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ là SSIH và ASUAG cũng không nằm ngoài vòng khó khăn.

SSIH

Được thành lập vào năm 1930. Ban đầu, SSIH là sự sát nhập của 2 công ty đồng hồ lớn là Omega và Tissot, tiếp theo vào năm 1957 và 1961 là sự gia nhập lần lượt của Hamilton Electric và Bulova Accutron. Cuối những năm 1970, tổ chức SSIH vỡ nợ do suy thoái kinh tế và một phần cũng là do sự cạnh tranh đến từ Nhật Bản. Các chủ nợ ngân hàng đã nắm quyền kiểm soát SSIH vào năm 1981.

ASUAG

Đ​ược thành lập 1931 và là nhà sản xuất bộ máy đồng hồ và các chi tiết đồng hồ lớn nhất thế giới ở thời điểm bấy giờ. Năm 1972, ASUAG cho ra đời nhãn hiệu đồng hồ riêng và nắm giữ một phần công ty General Watch Co. ASUAG sở hữu một nhà  sản xuất các bộ phận chuyển động của đồng hồ nổi tiếng trên thế giới là ETA và nhà sản xuất linh kiện đồng hồ đình đám Nivarox-FAR. Hầu hết các nhà sản xuất đều phải mua các bộ phận đồng hồ do 2 công ty này sản xuất. Nhưng sau đó vào năm 1982, ASUAG cũng thất bại và rơi vào tay các chủ nợ ngân hàng.

logo swatch group

Sự can thiệp của các ngân hàng được coi là biện pháp cuối cùng được đưa ra để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng quốc gia và nguy cơ sụp đổ của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ. Lúc này, Hayek đã lên kế hoạch sáp nhập SSIH và ASUAG, tinh gọn bộ máy sản xuất tại hai công ty này để đối đầu với các đối thủ Nhật.

Chiến lược

Đầu tiên, chiến lược Hayek nhắm đến những khách hàng tiềm năng hoàn toàn mới ở độ tuổi 19-39 tuổi - những người luôn đặt yếu tố thời trang và phong cách lên hàng đầu. Lời giải cho bài toán thị trường của ông bấy giờ là đưa ra những sản phẩm mang thông điệp: “Chất lượng cao, giá thấp, có cảm xúc, phá cách và tràn đầy niềm vui sống”. Hayek cho rằng: khách hàng sẽ mua loại đồng hồ mới này không chỉ để xem giờ, mà còn thích thú khi được sở hữu, có thể sưu tập vài ba chiếc và đeo những dịp khác nhau. Định hướng này hoàn toàn khác biệt với quan niệm độc quyền của người Thụy Sĩ trước đó. Hayek đặt ngành chế tác đồng hồ Thụy Sĩ phải đứng trước thách thức tạo ra những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với đồng hồ Nhật Bản. Theo chỉ đạo của Hayek, các kỹ sư của Swatch Group đã nghiên cứu và chế tạo ra những chiếc đồng hồ quartz chỉ có 51 bộ phận. Trong khi mẫu đồng hồ của Nhật có đến 151 bộ phận. Sau khi Nicolas Hayek nắm quyền, có rất nhiều nhân vật ngoại đạo được bổ nhiệm vào tập đoàn nhằm đưa ra giải pháp khôi phục vị thế đồng hồ Thụy Sĩ. Nổi bật trong số đó là Ernst Thomke - người nổi tiếng với đề nghị: bán các bộ máy Thụy Sĩ ra toàn thế giới. Đúng là chỉ những kẻ ngoại đạo mới nghĩ ra ý tưởng này. Nhưng nó đã ngay lập tức thành công khi được thực thi.

dong ho swatch tre trung

Sự trẻ trung của đồng hồ Swatch thuộc Swatch Group

Sau đó, Thomke đưa ra 5 yếu tố kinh doanh chiến lược được minh chứng bằng sự thành công của Swatch watch: kiểu dáng, tiết kiệm chi phí, giá cả cạnh tranh, độ bền cao và công nghệ hiện đại. Nhờ công nghệ sản xuất tự động, những chiếc đồng hồ Swatch đầu tiên đã được sản xuất và bán với giá chưa tới 50 USD. Sau 1 năm có mặt trên thị trường, lượng đồng hồ Swatch bán ra đạt đến 1,1 triệu chiếc, sau đó lên tới hơn 12 triệu chiếc vào năm 1986.

Cái tên

Ban đầu, SSIH và ASUAG và hoạt động dưới cái tên SMH. Nhưng Nicolas Hayek vẫn đau đáu mong muốn tập đoàn có một thương hiệu vừa ngắn gọn, vừa mạnh mẽ lại vừa thể hiện được cảm xúc cho tập đoàn. Cho đến ngày kia, một nhân viên trước giờ ăn trưa viết lên bảng dòng chữ nhắc nhở mọi người về cuộc thảo luận tiếp theo “Swiss watch”. Như một phát hiện thú vị, Nicolas Hayek đã ghép 2 chữ đó lại thành “Swatch” – một từ vừa ngắn gọn, lại dễ đọc với nhiều ngôn ngữ và hơn hết nó mang trong mình cả một ý chí dân tộc đằng sau. Ngay lập tức, Swatch tạo ra một cơn cuồng nhiệt trong giới trẻ ở khắp nơi. Người ta nhanh chóng lãng quên cái tên khô khan SMH sau khi The Swatch Group, Ltd. ra đời năm 1998.

Sự phát triển như vũ bão

Với sự tiên phong của mình, ở thập niên 1980, Swatch trở thành một biểu tượng của Thụy Sĩ. Vào năm 1999, Hayek đã thực hiện một cuộc thâu tóm lớn khi ông quyết định mua lại thương hiệu 235 tuổi có uy tín Breguet từ một nhóm công ty ở  Bahrain với giá 175 triệu USD. Hayek thừa nhận việc mua lại Breguet là một cơ duyên nhưng điều đó đã đem đến cho ông một nhãn hiệu sản xuất ra 4.000 chiếc đồng hồ mỗi năm với lợi nhuận xấp xỉ 940.000 USD. Ông trở thành Tổng giám đốc của Breguet.

Breguet - một trong những thương hiệu xa xỉ trong nhà Swatch

Ngày nay, tập đoàn Swatch là nhà sản xuất và cung cấp đồng hồ lớn nhất thế giới, chiếm hơn 25% thị phần trên thị trường. Năm 2001, tập đoàn xuất xưởng 114 triệu chiếc đồng hồ, doanh thu đạt 3,3 tỷ USD với nhiều nhà máy ở Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc. Đến năm 2017, con số này đã tăng lên đến 8.1 tỉ USD. Trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của Swatch đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương là chủ yếu. Xu hướng này không quá mới lạ, được gải thích là do việc mở rộng chiến lược kinh doanh hướng sang phía Đông của không riêng gì tập đoàn Swatch, mà cả LVMH và Richemont. Hiện tại, tập đoàn còn sở hữu khoảng 36.000 lao động đang làm việc tại 50 quốc gia khác nhau trên thế giới. Ngoài mặt hàng truyền thống là đồng hồ, Swatch Group còn tham gia vào lĩnh vực vi điện tử, máy tính, ô tô và thiết bị y tế.

18 thương hiệu trong đại gia đình Swatch

18-thuong-hieu-swatch

Kim tự tháp phân khúc các thương hiệu đồng hồ thuộc Tập đoàn Swatch

►►► Xem ngay: Top 10 thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp và nổi tiếng nhất hiện nay.

Hiện nay, Swatch Group cung cấp đồng hồ ở tất cả các phân khúc từ thấp cấp đến xa xỉ, cho mọi lứa tuổi từ trẻ con cho đến người lớn, bao gồm 18 thương hiệu đồng hồ và 2 đa thương hiệu bán lẻ Tourbillon và Hour Passion:

  • Phân khúc sang trọng và xa xỉ: Breguet, Harry Winston, Blancpain, Glashütte-Gốc, Léon Hatot, Jaquet-Droz, và Omega.
  • Phân khúc cao cấp: Longines, Rado và Union Glashütte.
  • Phân khúc trung cấp: Tissot, Calvin Klein, Certina, Mido, Hamilton và Balmain.
  • Phân khúc bình dân: Swatch và Flik Flak
  • Tourbillon: nhãn hiệu bán lẻ đồng hồ và đồ trang sức phân khúc xa xỉ.
  • Hour Passion: đồng hồ và đồ trang sức bán lẻ đa nhãn hiệu tại sân bay.

Chúng ta cũng đừng quên Swatch sở hữu ETA - nhà máy sản xuất máy và linh kiện đồng hồ quyền lực lớn nhất thế giới.

Những câu chuyện bên lề thú vị

Sau nhiều nỗ lực đấu tranh, kể từ năm 2011, Swatch đã ngừng hẳn việc cung cấp máy ETA cho bên ngoài, kể các các linh kiện gồm cả phần dây tóc đồng hồ, mà tới 90% nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đang cần. Trước đó, Uỷ ban Cạnh tranh Thụy Sỹ quy định rằng vì ETA đang giữ vị trí độc quyền nên họ không được tự do quyết định việc phân phối.

bo-may-dong-ho-eta

Máy ETA 2824

Trước những tranh cãi về bước đi này, Nicolas Hayek cho rằng: “Tôi làm điều này vì ngành đồng hồ Thụy Sĩ. Nếu không làm thế, người ta sẽ không có tầm nhìn nào, không có động cơ để sản xuất đồng hồ, những người muốn làm đồng hồ chỉ để kiếm tiền. Kết quả, giá trị của đồng hồ sẽ bị mất đi. Tôi tin rằng đồng hồ của chúng ta không là thứ đồ chỉ để xem giờ. Chúng còn hơn thế nữa. Đó là cả một nghệ thuật”. Như vậy, ngành đồng hồ sẽ phải tự vận động sản xuất nhiều hơn thay vì chỉ rót tiền vào quảng cáo. Swatch cũng giảm đi gánh nặng phải cung cấp máy cho đối thủ theo quy định gượng ép của các nhà cầm quyền.

Ông Nick Hayek – hiện đang là giám đốc điều hành của tập đoàn Swatch

nick-hayek-ceo-swatch

Ông Nick Hayek – hiện đang là giám đốc điều hành của tập đoàn Swatch

►► Xem thêm: Top 5 hãng đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng được yêu thích nhất 2022-2023

Vào sáng thứ 2 ngày 28/06/2010, nhà sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn Swatch Nicolas Hayek đã qua đời ở tuổi 82 vì bệnh tim - một sự mất mát lớn cho ngành công nghiệp đồng hồ thế giới. Hiện nay, Swatch Group được điều hành bởi vị chủ tịch mới là Nayla Hayek và giám đốc điều hành Nick Hayek. Tập đoàn tiếp tục đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy sự mở rộng ổn định vị trí dẫn đầu của mình trong việc phát triển công nghệ và thiết kế sản phẩm.

►►► Xem ngay: Đồng hồ Hamilton: Từ chiến binh đến người nghệ sỹ!


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Lịch sử tập đoàn Swatch - gã khổng lồ vực dậy đế chế đồng hồ Thụy Sĩ
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Khách hàng nói gì về xwatch
MC Thái Tuấn
Tôi thực sự an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của XWatch. Lần đầu tiên thấy chiếc đồng hồ của mình được chăm...
MC Thái Tuấn
MC Thái Tuấn
Đài THVN
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Điều mà Linh ấn tượng nhất là chế độ bảo hành 5 năm theo tiêu chuẩn Thuỵ Sĩ cho cả lỗi người dùng. Điều này không phải...
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Tôi ủng hộ những người đặt lợi ích của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, tôi đã ủng hộ và lựa chọn XWATCH.
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Nghệ sỹ Xuân Bắc
0.49759 sec| 2598.258 kb