TỔNG HỢP 77/49 MẸO SỬ DỤNG, BẢO QUẢN ĐỒNG HỒ - AI CŨNG CẦN BIẾT!

24/06/2019 - Người viết: Quang Ninh
TỔNG HỢP 77/49 MẸO SỬ DỤNG, BẢO QUẢN ĐỒNG HỒ - AI CŨNG CẦN BIẾT!
Bạn đang đeo đồng hồ gì? Kim loại hay dây da? 3 kim hay 6 kim? Chronograph hay đồng hồ lặn? Dù bạn đang đeo cỗ máy gì đi nữa thì bạn vẫn cần biết cách chỉnh giờ, cách bảo quản để đồng hồ luôn được bền lâu. Đừng lo! Tất cả đều đã được tổng hợp dưới bài viết này. Hãy đọc để trang bị kiến thức chăm sóc “vợ bé” của mình nhé.

Bạn đang đeo đồng hồ gì?

Kim loại hay dây da? 3 kim hay 6 kim? Chronograph hay đồng hồ lặn? 

Dù bạn đang đeo cỗ máy gì đi nữa thì bạn vẫn cần biết cách chỉnh giờ, sử dụng và bảo quản để đồng hồ luôn được bền lâu.

Đừng lo! Tất cả đều đã được tổng hợp trong bài viết dưới đây. Hãy đọc để trang bị kiến thức chăm sóc “vợ bé” của mình nhé.

#1 CÁCH CHỈNH ĐỒNG HỒ

Mỗi loại đồng hồ đều có cách chỉnh giờ khác nhau. Vì vậy, bạn nên xem đồng hồ của mình thuộc nhóm nào để chỉnh đúng và không gặp phải những sai sót đáng tiếc dẫn tới hỏng hóc cỗ máy thời gian nhé.

(a) Cách chỉnh giờ đồng hồ 2 - 3 kim 

- Bước 1: Kéo núm ra 1 nấc.

- Bước 2: Xoay núm theo chiều kim đồng hồ để điều chỉnh giờ – phút.

- Bước 3: Đóng núm lại vị trí ban đầu. 

(b) Cách chỉnh giờ đồng hồ 2 - 3 kim, 1 lịch ngày 

- Bước 1:  Rút núm chỉnh 1 nấc để chỉnh lịch.

- Bước 2: Vặn núm chỉnh ngược chiều kim đồng hồ để chỉnh lịch ngày như mong muốn.

- Bước 3: Rút núm chỉnh thêm 1 nấc nữa để chỉnh giờ - phút.

- Bước 4: Vặn núm chỉnh để chỉnh tăng - giảm giờ phút như mong muốn.

- Bước 5: Đẩy núm chỉnh khít lại như ban đầu

Cách chỉnh giờ đồng hồ 2 - 3 kim, 1 lịch ngày

(c) Cách chỉnh giờ đồng hồ 2 - 3 kim, 2 lịch thứ - ngày 

- Bước 1: Rút núm chỉnh 1 nấc để chỉnh lịch thứ - ngày.

- Bước 2: Vặn núm chỉnh theo chiều kim đồng hồ để chỉnh lịch ngày.

- Bước 3: Vặn núm chỉnh ngược chiều kim đồng hồ để chỉnh lịch thứ.

- Bước 4: Rút núm chỉnh thêm một nấc nữa để chỉnh giờ - phút.

- Bước 5: Vặn núm theo chiều kim đồng hồ để tăng dần giờ - phút, ngược chiều để giảm dần.

- Bước 6: Đẩy núm chỉnh khít lại như ban đầu

Cách chỉnh giờ đồng hồ 2 - 3 kim, 2 lịch thứ - ngày

(d) Cách chỉnh giờ đồng hồ 6 kim - 3 nút 

(*) Cách chỉnh ngày:

- Bước 1: Kéo nút giữa của đồng hồ ra một nấc.

- Bước 2: Vặn chỉnh đến khi hiển thị số ngày mong muốn.

- Bước 3: Đẩy nút giữa về vị trí ban đầu.

(*) Cách chỉnh giờ, phút:

- Bước 1: Kéo nút giữa của đồng hồ ra hai nấc.

- Bước 2: Vặn cho cho kim phút xoay (chỉ đi tới không đỉ lùi) đến vị trí thời gian mong muốn.

- Bước 2: Sau khi chỉnh xong ta đẩy nút giữa về vị trí ban đầu.

(*) Cách sử dụng chức năng Chronograph:

- Bước 1: Bấm nút phía trên 1 lần => kim giây trung tâm hay còn được gọi kim giây của giờ thể thao (Chronograph giây) bắt đầu chạy.

- Bước 2: Bấm lại một lần nữa => chiếc kim này sẽ dừng lại.

- Bước 3: Xem số phút trôi qua bằng cách nhìn vào mặt đồng hồ phụ hiển thị 60 phút và số giây trôi qua thì ta xem ở kim giây trung tâm.

- Bước 4: Để Reset lại đồng hồ bấm giờ thể thao, nhấn nút bên dưới và kim giây trung tâm sẽ trở lại vị trí số 12.

Cách sử dụng chức năng Chronograph

Sau khi biết cách chỉnh giờ rồi, ắt hẳn bạn sẽ muốn biết cách lên dây cót thể nào cho chuẩn. Đã không ít trường hợp làm đứt cót do lên dây sai cách. Hãy nhớ rằng, cứ cái gì liên quan đến NÚM thì đều phải cẩn thận. Mời bạn xem video hướng dẫn sau đây nhé!


 

Lên dây cót đồng hồ thế nào cho đúng?

#2 HƯỚNG DẪN VỆ SINH DÂY ĐỒNG HỒ

Mỗi loại dây đeo sẽ có một cách vệ sinh khác nhau, phù hợp với đặc tính của dây. Vì vậy, bạn nên chú ý, tuyệt đối không sử dụng phương pháp vệ sinh dây kim loại cho dây da hay dây dù và ngược lại. Có thể chúng sẽ làm cho dây đeo của bạn trở nên tồi tệ hơn đấy. 

(a) Hướng dẫn vệ sinh dây da 

Hướng dẫn vệ sinh dây da

- Đối với đồng hồ dây da, bạn có thể dùng vải ẩm lau sạch sẽ và để khô hoặc dùng xà phòng, dầu oliu làm sạch. Một cách nữa là dùng soda pha với nước để vệ sinh dây da dây da đồng hồ.

- Nếu dây da đồng hồ bị mốc, bạn hãy lấy một miếng khoai tây mỏng chà lên phần mốc. Sau đó dùng khăn bông ẩm lau sạch và để dây chỗ khô thoáng tầm 30 phút.

** Chú ý: 

- Không nên xả nước trực tiếp vào dây da đồng hồ vì sẽ làm dây da thấm nước và kém bền.

- Khi dây da bị ẩm, không nên dùng máy sấy vì dây đồng hồ có thể bị cong vênh, cứng lại.

Không nên dùng máy sấy dây đồng hồ

(b) Hướng dẫn vệ sinh dây kim loại

(*) Đối với đồng hồ có khả năng chống nước tốt:

- Chuẩn bị nước ấm, nhiệt độ tầm 50 độ C, pha với một chút nước rửa bát. 

- Nhúng toàn bộ đồng hồ vào dung dịch này, ngâm trong vòng 3 - 5 phút.

- Sử dụng bàn chải lông mềm cọ rửa các kẽ hở trên dây đồng hồ rồi rửa lại bằng nước sạch. 

Để bạn dễ dàng ghi nhớ, Xwatch đã chuyển thể cách vệ sinh dây kim loại dưới dạng thơ như sau:

“Nước ấm pha với xà phòng

Ngâm dây 2 phút chải xong lau liền

Nhớ đóng núm chỉnh trước tiên

Đừng dùng máy sấy “thăng thiên” đồng hồ!”

(*) Đối với đồng hồ có khả năng chống nước kém:

- Lấy một chiếc tăm nhỏ để lấy đi các vết bẩn trong các khe hở. 

- Xoa đều kem đánh răng lên dây đồng hồ, sử dụng bàn chải mềm làm sạch rồi rửa lại với nước sạch.

Phiên bản thơ cho anh em dễ ghi nhớ: 

“Xoa đều kem đánh răng lên

Sử dụng bàn chải lông mềm vệ sinh

Nước sạch rửa lại nhiệt tình

Dây lại sáng bóng như mình mới mua!”

Vệ sinh đồng hồ bằng kem đánh răng

(c) Hướng dẫn vệ sinh dây nato/dây vải 

(*) Khi dây vải bị dính dầu mỡ:

- Xịt ướt dây đồng hồ với oxi già.

- Rắc đều bột nở lên dây đồng hồ, dùng bàn chải lông mềm cọ sạch.

- Sau 30 phút xả qua nước và phơi khô.

Phiên bản thơ cho anh em dễ ghi nhớ: 

“Xịt ướt dây với oxi già

Bột nở chú ý rắc đều ra

Bàn chải lông mềm cọ thật kĩ

Đợi 30 phút xả nước qua!”

(*) Khi dây vải bị dính mực bút bi:

- Bôi kem đánh răng và xà phòng vào vết mực dính trên dây đồng hồ.

- Dùng bàn chải lông mềm cọ sạch.

- Thoa thêm một ít cồn lên vết bẩn rồi vò lại với nước sạch.

Phiên bản thơ cho anh em dễ ghi nhớ: 

“Bôi kem đánh răng với xà phòng

Chải lại thật kĩ cho sạch bong

Dùng thêm ít cồn thoa vết bẩn

Nhẹ nhàng vò lại, thế là xong!”

Vệ sinh đồng hồ dây vải

#3 MẸO KHỬ MÙI HÔI TRÊN DÂY DA ĐỒNG HỒ

(a) Nguyên nhân gây mùi hôi cho dây da

- Sử dụng và bảo quản dây đeo không đúng cách để dây luôn bị ẩm ướt như đi mưa, rửa tay hoặc do người bạn trong lúc làm việc ra nhiều mồ hôi.

- Mỗi người có một loại mồ hôi khác nhau như có người trên người chỉ toát ra mồ hôi dầu và một số người tiết ra mồ hôi muối,… Trong đó có các thành phần hóa học khác nhau, có thể mồ hồi của bạn không phù hợp khi dùng dây đồng hồ bằng da. Khi sản xuất dây da đồng hồ da, từ da thô nó đã được xử lý qua nhiều loại hóa chất khác nhau nên có thể một trong các chất đó khi gặp mồ hôi của bạn sẽ tạo ra mùi hôi.

(b) Cách xử lý

➤ Cách 1: Bạn hay sử dụng gói hút ẩm cho vào 1 lọ kín và lót 1 ít dưới đáy lọ và đặt đồng hồ lên. Sau đó lại rải thêm 1 lớp nữa phủ kín đồng hồ. Để 1 ngày hoặc có thể lâu hơn, cho đến khi dây da đồng hồ thật khô thì mùi sẽ hoàn toàn tan biến.

➤ Cách 2: Sử dụng máy khử mùi Ozon, các bạn hãy bật máy và đặt dây da đồng hồ trước máy 30 - 60s. Sau đó bạn cũng sẽ thấy mùi hôi trên dây da cũng hoàn toàn tan biến.

Khử mùi hôi cho dây da đồng hồ

(c) Lưu ý

➤ Nên lấy giấy ướt hoặc giẻ ướt, lau qua và dùng bàn chải mềm vệ sinh các kẽ dây, các đường may cho sạch rùi sau đó hãy làm công đoạn khử mùi. Sau khi khử mùi xong ta có thể lấy xi nâu hoặc đen tùy theo màu dây và đánh như đánh giày. Bạn sẽ được sở hữu ngay một bộ dây mới lên tới 90%.

 ➤ Có một số trường hợp mang dây da đồng hồ ra phơi nắng, cách này hoàn toàn sai lầm, có thể mùi hôi dây da đồng hồ sẽ hết nhưng dây da sẽ bị hỏng do bị nhiệt tác động làm co, cong vênh mảng da và cứng lại. 

➤ Không nên dùng các hóa chất được khuyến cáo không dùng với da để bôi lên khử mùi hôi đồng hồ dây da. Việc này có thể làm dây bị bong tróc và phồng rộp lên.

#4 CÁCH XỬ LÝ ĐỒNG HỒ BỊ NHIỄM TỪ

Nhiễm từ là “bệnh” đồng hồ dễ mắc phải bởi hằng ngày chúng ta tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. Chưa kể, một số người chưa có nhiều kiến thức còn thường xuyên để đồng hồ tiếp xúc với những vật dụng gây nhiễm từ cho cỗ máy của họ.

Nằm lòng ngay cách xử lý đồng hồ nhiễm từ đơn giản dưới đây để bảo vệ bạn đồng hành. Nhưng trước tiên bạn cần nắm được một số kiến thức cơ bản về nhiễm từ.

Cách xử lý đồng hồ nhiễm từ đơn giản

(a) Kiểm tra đồng hồ nhiễm từ hay không?

Quơ qua quơ lại đồng hồ trên mặt la bàn, nếu thấy kim la bàn dịch chuyển qua lại, tức là đồng hồ đã bị nhiễm từ. Bạn có thể mua la bàn tại các nhà sách giá từ 50 ngàn đến vài trăm ngàn đồng.

(b) Đồng hồ cơ hay pin bị nhiễm từ trường?

Đồng hồ nào cũng có thể bị nhiễm từ trường! Nhưng đồng hồ chạy pin ít bị nhiễm từ trường và không nên được khử từ do chúng có chứa động cơ điện.

(c) Xếp hạng độ nguy hiểm của các thiết bị gây nhiễm từ đồng hồ.

Những vật dụng nào gây nhiễm từ cho đồng hồ?

➤ LÒ VI SÓNG - Cấp độ cực kì nguy hiểm

Vi sóng trong lò có tần số 2.450 MHz - mang năng lượng rất lớn, có thể truyền xa và dễ bị hấp thụ vào kim loại.

Phải đặt đồng hồ cách lò vi sóng HƠN 1M mới đảm bảo an toàn.

LÒ VI SÓNG - Cấp độ cực kì nguy hiểm

➤ LAPTOP - Cấp độ nguy hiểm

Bức xạ điện từ phát ra từ laptop có độ mạnh yếu khác nhau: bức xạ mạnh nhất là ở dưới đáy máy (nơi có ổ cứng) và 2 bên hông máy, nhẹ nhất là từ màn hình máy tính.

Vì vậy:

➧ KHÔNG để đồng hồ ở sát bên hông máy tính.

➧ Cứ 2 - 3h lại đặt đồng hồ cách xa máy tính khoảng 50 cm trở lên

LAPTOP - Cấp độ nguy hiểm

➤ TIVI - Cấp độ nguy hiểm

Mặt sau của tivi là nơi phát từ trường mạnh nhất. Vì vậy, KHÔNG BAO GIỜ đặt đồng hồ ở gần mặt sau tivi.

➧ Ti vi đời mới LED, plasma, LCD thì phát ra từ trường rất ít, nên chỉ cần đặt đồng hồ cách xa mặt sau tivi là đủ.

➧ Tivi đời cũ thì có sự phát bức xạ điện từ cực mạnh. Khả năng phát xạ gấp 3 lần số inch của tivi. Ví dụ, tivi đời cũ 29 inch có thể phát xạ xa đến 2m20! Phải sơ tán đồng hồ đến nơi thật xa các loại tivi này.

TIVI - Cấp độ nguy hiểm

Với những chiếc ti vi kiểu cũ này, bức xạ điện từ phát ra cực mạnh. Vì vậy cần để cách xa đồng hồ khỏi chúng

➤ SMARTPHONE - Cấp độ hơi nguy hiểm

Do bức xạ điện từ cũng có ảnh hưởng đến các mô sống trong cơ thể người, nên các nhà sản xuất smartphone phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt hơn. 

Theo nguyên tắc, chỉ cần để đồng hồ cách smartphone 2,5 cm thì nguy cơ nhiễm từ đã giảm đi đáng kể.

SMARTPHONE - Cấp độ hơi nguy hiểm

➤ BẾP TỪ - Cấp độ ít nguy hiểm

Trường điện từ phát ra từ bếp chỉ có vài mm trên bề mặt bếp. Vì vậy, nguy cơ đồng hồ nhiễm từ do bếp từ rất thấp.

BẾP TỪ - Cấp độ ít nguy hiểm

(d) Cách xử lý khi bị nhiễm từ trường

➤ Tự xử lý tại nhà: Tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế của anh em đam mê đồng hồ.

C1: Bạn hãy lấy một vòng tròn bằng sắt nhỏ không bị nhiễm từ, cho đồng hồ đeo tay lướt qua lướt lại từ từ và nhiều lần qua vòng sắt đó, sau vài phút đồng hồ sẽ nhả hết từ phục hồi lại trạng thái ban đầu.

C2:

- Lấy một quạt điện, tháo bộ phận roto (bộ phận quay lắp với cánh quạt)

- Đưa đồng hồ vào trong stato (bộ phận lõi thép, chứa cuộn dây bọc xung quanh)

- Cắm điện, rút điện, làm vài lần như vậy mỗi lần chừng 1 - 2 phút thôi (có thể ngắn hơn nếu quan sát thấy cuộn dây bị nóng nhiều)

➤ Mang đến thợ đồng hồ

Chuyên gia Xwatch khuyến cáo bạn nên mang đồng hồ đến trung tâm bảo hành, sửa chữa để kiểm tra và xử lý bằng thiết bị chuyên dụng để khử từ được triệt để nhất.

**  LƯU Ý:

➤ Hạn chế để đồng hồ gần vật có từ trường mạnh như: Tủ lạnh, tivi, thùng loa, máy vi tính, điện thoại di động, radio, tia X-quang, bếp từ và các thiết bị điện tử có chi tiết nam châm.

➤ Tránh bỏ chung đồng hồ với điện thoại, sổ tay (quyển có cục hít để khi xếp sổ lại là nó sẽ tự đóng chặt)…Chơi Ipad, trên Ipad và trên bao da Ipad nó có cục hít để tắt mở Ipad khi 2 cái này tương tác với nhau.

➤ Đi máy bay, khi làm thủ tục an ninh, đi qua máy quét.

➤ Nếu đồng hồ chạy không chuẩn thì hãy đi khử từ, sau đó theo dõi xem nó chạy có chuẩn giờ hay không, rồi hãy canh chỉnh giờ. Nên khử từ trước khi canh chỉ giờ.

➤ Một "dụng cụ" đo thời gian để canh chỉnh đồng hồ hữu hiệu là trang web http://time.is.

➤ Đồng hồ vàng vẫn bị nhiễm từ: Có một số bác có quan niệm sai lầm là đồng hồ vàng thì không bị nhiễm từ. Vì vàng không có tương tác với nam châm. Đúng vậy, vàng thì không bị nhiễm từ, nhưng máy đồng hồ thì được làm bằng thép, cho nên máy đồng hồ vẫn bị nhiễm từ như thường.

#5 CHỈNH SAI SỐ ĐỒNG HỒ KHÔNG CẦN VẶN NÚM

Điều chỉnh sai số đồng hồ

(a)  Điều chỉnh sai số đồng hồ bằng cách đặt đồng hồ theo các tư thế khác nhau.

- Nếu đồng hồ chạy CHẬM: Đặt đồng hồ nằm ngửa qua đêm, đồng hồ sẽ chạy nhanh hơn.

- Nếu đồng hồ chạy NHANH (ít): Đặt đồng hồ nằm nghiêng sao cho nút chỉnh giờ quay xuống dưới.

- Nếu đồng hồ chạy NHANH (nhiều): Đặt đồng hồ nằm nghiêng sao cho nút chỉnh giờ quay lên.

(b) Điều chỉnh sai số đồng hồ bằng cách cách mở máy.

Mẹo này dành cho những ai khoái mạo hiểm vào tháo lắp! 

- Tháo nắp đáy đồng hồ cơ (yêu cầu phải có dụng cụ mở nắp). Khi đó, bạn sẽ thấy 1 cần gạt giữ tóc (dây cót) bên trong có dấu (+), (-).

- Dùng kim gạt nhẹ cái cần đó để điều chỉnh tăng/giảm sai số cho đồng hồ (gạt ngược chiều kim đồng hồ nếu đồng hồ bị chậm, gạt theo chiều kim đồng hồ nếu đồng hồ chạy nhanh).

- Để đồng hồ chạy hết ngày xem còn sai số nhiều hay ít rồi chỉnh tiếp.

LƯU Ý:

- Cách 2 không khuyến khích thực hiện.

- Ban đêm, nếu không đeo đồng hồ, bạn nên đặt úp mặt đồng hồ xuống, lót thêm tấm vải mềm bên dưới. Như vậy sẽ giúp giảm tác động của trọng lực gây hại đến máy móc và tránh xước mặt đồng hồ.

#6 HIỂU ĐÚNG ĐỘ CHỐNG NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ

Có rất nhiều trường hợp đồng hồ bị vào nước do sử dụng sai độ chống nước quy định của cỗ máy. Cũng có không ít người hiểu sai độ chịu nước nên dẫn tới sử dụng sai. Vậy thì hãy xem ngay với độ chịu nước của tri kỷ thời gian trên tay bạn thì bạn có thể đeo nó trong những trường hợp nào.

(a) Độ chống nước 30m (3ATM)

 - Có thể đeo đồng hồ khi rửa tay, rửa xe, đi mưa nhẹ

- Không điều chỉnh núm đồng hồ khi ở dưới nước

- Không đeo đồng hồ khi đi tắm hơi.

(b) Độ chống nước 50m (5ATM)

- Có thể đeo đồng hồ khi rửa tay, đi mưa, hoạt động ở vùng nước nông

- Không điều chỉnh núm đồng hồ khi ở dưới nước

- Không đeo đồng hồ khi đi tắm hơi.

(c) Độ chống nước 100m (10ATM)

- Có thể đeo đồng hồ khi rửa tay, đi mưa, bơi lội

- Không điều chỉnh núm đồng hồ khi ở dưới nước

- Không đeo đồng hồ khi đi tắm hơi.

(d) Độ chống nước 200m (20ATM) - Đồng hồ lặn

- Đồng hồ được thiết kế cho các hoạt động lặn biển chuyên dụng ở độ sâu đến 200m ở điều kiện nước tĩnh.

- Không đeo đồng hồ khi đi tắm hơi

Độ chống nước của đồng hồ

#7 CÁCH XỬ LÝ GẤP KHI ĐỒNG HỒ BỊ VÀO NƯỚC

(a) Biểu hiện của đồng hồ bị vào nước 

Những biểu hiện của việc đồng hồ bị vào nước có thể kể đến như: Nước đọng trên mặt số, mặt trong kính bám hơi nước/giọt nước, nước rỉ từ nắp lưng, sùi sơn/gỉ sét các bộ phận trong mặt số hoặc từ trong nắp lưng, vỏ…kể cả các trường hợp sử dụng sai chỉ số chống nước. 

(b) Nguyên nhân đồng hồ vào nước

Trên thực tế, đồng hồ thường bị vào nước qua con đường NÚM VẶN. Người dùng quên đóng núm, bị mắc vào áo, quần nên bị kéo núm ra nên bị vào nước.

(c) Cách xử lý khi đồng hồ bị vào nước

➤ Sau khi biết đồng hồ của mình bị vào nước, phản xạ ngay lập tức của bạn lúc đó luôn là đeo ngược đồng hồ xuống. Cụ thể, đeo đồng hồ sao cho mặt trong được phơi ra ngoài, nước sẽ từ từ bốc hơi trong vòng 2h. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng đối với những chiếc đồng hồ bị vào nước nhẹ. 

➤ Cách thứ hai đó là hút ẩm cho đồng hồ: Dùng vải bông thấm nước, giấy vệ sinh (loại giấy dùng trong toilet) để lau sạch nước. Sau khi lau khô thì cho đồng hồ vào túi, hộp kín (càng nhiều càng tốt) hút ẩm. Có tủ hút ẩm thì hãy đặt đồng hồ bị thấm nước vào tủ.

Bạn có thể sử dụng gói hút ẩm để làm khô đồng hồ.

➤ Những phương pháp sử dụng máy sấy nhiệt độ cao đều gây nguy hại lớn đến đồng hồ. Bởi thế, bạn có thể làm khô sản phẩm bằng nhiệt từ bóng đèn. Lưu ý là đồng hồ bằng giấy mềm hoặc vải nhung có khả năng thấm hút tốt và đặt dưới ngọn đèn tròn 40W cách khoảng 5-10cm. Không được sử dụng công suất lớn hơn. Thời gian trong vòng khoảng 30 phút.

Những cách trên đây chỉ là phương pháp xử lý tức thì, khi bạn chưa thể đem đồng hồ đến cơ sở uy tín. Bởi xử lý đồng hồ bị vào nước là một vấn đề khó và phải được thực hiện bởi người chuyên nghiệp có đầy đủ công cụ cần thiết mới có thể loại bỏ hoàn toàn nước và khắc phục hậu quả mà nước gây ra. 

Cách tốt nhất là bạn nên mang đến cơ sở đồng hồ uy tín để các chuyên gia xử lý cho bạn!

Chuyên gia bảo hành đồng hồ Xwatch

Đây chính là những kiến thức sử dụng đồng hồ then chốt bạn nên nắm vững. Như vậy, cỗ máy thời gian của bạn sẽ luôn mới và bền bỉ theo thời gian. 

Chắc chắn trong quá trình sử dụng, bạn vẫn sẽ gặp phải những vấn đề chưa được nhắc đến trên đây và tự bạn không thể xử lí được. Lúc đó hãy gọi ngay phòng kỹ thuật Xwatch: 0989.514.242 để được hướng dẫn cụ thể.

Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc về đồng hồ đeo tay, hãy Chat Trực Tiếp hoặc gọi tới Hotline: 19000325 để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Chúc bạn trang bị được nhiều kiến thức về cỗ máy thời gian và bảo quản tốt bạn đồng hành của mình được bền lâu!


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về TỔNG HỢP 77/49 MẸO SỬ DỤNG, BẢO QUẢN ĐỒNG HỒ - AI CŨNG CẦN BIẾT!
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Khách hàng nói gì về xwatch
MC Thái Tuấn
Tôi thực sự an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của XWatch. Lần đầu tiên thấy chiếc đồng hồ của mình được chăm...
MC Thái Tuấn
MC Thái Tuấn
Đài THVN
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Điều mà Linh ấn tượng nhất là chế độ bảo hành 5 năm theo tiêu chuẩn Thuỵ Sĩ cho cả lỗi người dùng. Điều này không phải...
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Tôi ủng hộ những người đặt lợi ích của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, tôi đã ủng hộ và lựa chọn XWATCH.
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Nghệ sỹ Xuân Bắc
0.49680 sec| 2644.484 kb