9 kỷ vật thời “ông bà anh” đắt giá nhất

Nội dung bài viết
- Xe đạp Phượng Hoàng
- Tivi đen trắng
- Đồng hồ Seiko 5
- Mũ cối Tàu
- Bút máy Kim Tinh
- Băng Cassette
- Máy khâu hiệu Liên Xô
- Quạt con cóc Thống Nhất
- Đèn pin inox
Dưới đây là 9 kỷ vật ngày xưa thời “ông bà anh” đắt tiền nhất mà Xwatch sưu tầm được cho các bạn chiêm ngưỡng!
Xe đạp Phượng Hoàng
Con người hiện đại đang dần có xu hướng đổi từ xe 2 bánh lên xe 4 bánh. Thế nhưng, vào khoảng năm 1970 thì xe đạp là ao ước của biết bao thanh thiếu niên. Nhãn hiệu xe đạp nổi tiếng thời ấy là xe đạp Phượng Hoàng của hãng Đông Xương (Trung Quốc). Cũng tựa như Mercedes Benz và BMW của bây giờ, xe Phượng Hoàng ngày ấy được suy tôn trở thành xe “siêu sang” - biểu tượng của sự giàu có vì thay thế cho đi bộ.
Cái tên “Phượng Hoàng” mang ý nghĩa tượng trưng cho cát tường và cao quý. Chính vì thế mà xe đạp Phượng Hoàng cũng trở thành của hồi môn rất vẻ vang cho các cô gái khi về nhà chồng.
Xe Phượng Hoàng nữ đời cổ
Xe đạp Phượng Hoàng thường nặng và thô nhưng rất chắc chắn. Đặc biệt, thiết kế đèn Dynamo và còi kêu tinh tinh đặc trưng khiến chiếc xe đi đến đâu gây sự chú ý đến đó. Xe đạp Phượng Hoàng có giá đắt ngang với cả gia tài nên chỉ có đám con nhà giàu mới có tiền mua, số còn lại đều phải ganh tị.
Gần đây, ở Trung Quốc xuất hiện chiếc xe đạp Phượng Hoàng bày bán trên thị trường với mức giá 3-5 triệu đồng. Thiết kế mới này cải tiến hơn so với phiên bản truyền thống một chút đã khiến nhiều người thích thú.
Tivi đen trắng
Ngày xưa, chỉ cần nhà ông trưởng thôn mua chiếc tivi đen trắng là cả xóm được nhờ. Từ đầu ngõ, các chú các bác hàng xóm chờ sẵn để giúp ông bắc giàn ăng - ten, xoay xoay chỉnh chỉnh toát mồ hôi. Trong nhà thì vợ con vui mừng hồ hởi khi thấy hình ảnh đầu tiên xuất hiện trên vô tuyến, đó là phát thanh viên Kim Tiến. Cô là một trong những phát thanh viên đời đầu của Đài Truyền hình Việt Nam với giọng đọc truyền cảm đã trở thành “huyền thoại” cho các thế hệ sau này.
Cuộc sống thời đó, hàng xóm láng giềng sống tình cảm gắn bó với nhau lắm!
Còn nhớ, tối nào nhà ông trưởng thôn cũng chật kín người đến xem không khác rạp chiếu phim bây giờ. Người lớn xem thời sự, còn bọn trẻ con, đứa nào cũng nghiện chương trình “Những bông hoa nhỏ”... Những hôm mùa hè xem Would Cup, mọi người thức thâu đêm ngồi trước màn hình bé tẹo, vậy mà niềm vui lúc nào cũng hiện lên trên gương mặt mọi người.
Đồng hồ Seiko 5
Những chiếc đồng hồ Seiko 5 Automatic du nhập vào Việt Nam từ những người lính Mỹ tới tham chiến. Bỗng chốc, chiếc đồng hồ Seiko 5 trở thành món đồ xa xỉ của các cậu ấm thời ấy. Đàn ông con trai đeo đồng hồ Seiko 5 giống như vũ khí “sát gái số 1”, chứng minh độ giàu có “chịu chơi” khiến không ít cô gái theo đuổi.
Chẳng thế mà người ta mới truyền tai nhau câu đồng dao:
“Một yêu anh có Seiko
Hai yêu anh có Peugeot cá vàng
Ba yêu anh có téc gang
Bốn yêu hộ tịch rõ ràng Thủ đô…”.
Đồng hồ Seiko 5 chạy bền bỉ, thách thức thời gian, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, bao đổi thay của xã hội. Tuổi thọ sánh ngang, thậm chí hơn cả đời người. Đồng hồ Seiko 5 cũng mang câu chuyện thương hiệu về thương hiệu đồng hồ số 1 Nhật Bản, ẩn chứa miền ký ức lịch sử Việt Nam thời bao cấp cách đây nửa thập niên.
Mẫu đồng hồ Seiko 5 được nhiều người ưa thích
Từng ấy lý do đã đủ khiến chiếc đồng hồ Seiko 5 đến bây giờ vẫn “hot” đối với giới điệu mộ đồng hồ cổ.
>>> Xem thêm các mẫu đồng hồ Seiko chính hãng Nhật Bản được yêu thích nhất tại: https://xwatch.vn/dong-ho-seiko
Mũ cối Tàu
Trong thời chiến tranh, mũ cối là vũ khí trang bị tối thiểu của bộ đội Việt Nam. Thế nên nhiều người sẽ hơi ngạc nhiên khi biết mũ cối là “đẳng cấp ăn chơi” của các đại gia thời bao cấp. Một chiếc mũ cối Tàu có giá trị gần bằng hai chỉ vàng - một gia tài không hề nhỏ thời xưa.
Mũ cối - người bạn đồng hành trong suốt những năm tháng chiến tranh
Mũ cối là của Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ có chất lượng cực tốt, giúp bảo vệ phần đầu của bộ đội Việt Nam khỏi những mảnh văng của bom đạn. Mũ cối thời ấy ngồi lên cũng không bẹp, người ta còn dùng để làm gáo múc nước, chậu rửa mặt...
Bút máy Kim Tinh
Cây bút Kim Tinh nắp vàng “lừng lẫy” một thời
Đối với những đứa trẻ thôn quê thì việc có bút sách đến trường đã vô cùng khó khăn. Những năm 1970 - 1980 mà đứa nào có chiếc bút máy Kim Tinh Hero 330 hoặc 331 Made in China, đích thị là con nhà giàu. Thời ấy còn có mốt khắc tên lên thân bút để đánh dấu, tránh nhầm lẫn với đứa khác. May mắn có được một chiếc bút nên đứa nào cũng cố gắng giữ gìn hết cả năm học. Chỉ có phần đuôi bút được mạ màu vàng, đến cuối năm hầu như đều bị chuyển thành màu trắng, đứa nào còn nguyên vẹn thì chứng tỏ quá “đỉnh”.
Băng Cassette
Cassette phiên âm là cát xét, hoặc gọi đơn giản là băng nhạc, phổ biến vào những năm 1980. Nhắc đến băng Cassette người ta hồi nhớ lại những bản nhạc đình đám được nghe mỗi khi mệt mỏi hay buồn chán.
Đài cát xét có cách đây vài ba chục năm
Nghe băng Cassette khổ nhất là mỗi lần thiết bị trục trặc là y rằng bị rối băng, bạn sẽ nhận được một bối bùi nhùi và xác định ngồi cả buổi để xử lý chúng. Cách phổ biến nhất để gỡ rối là chọc đầu bút chì vào lõi băng Cassette và xoay cho chúng ngay ngắn trở lại. Bạn nào không khéo làm đứt dây băng thì buồn rồi. Tuy nhiên có thể gắn lại bằng keo hoặc nhựa mít nhưng đoạn nào bị đứt vậy sẽ không chạy được nữa, nghĩ lại mà thấy buồn cười.
Máy khâu hiệu Liên Xô
Chiếc máy khâu của Liên Xô là cơ nghiệp của nhiều người
Ngày nay, quần áo may sẵn tràn ngập thị trường, mọi người thường mua sẵn chứ không còn mấy ai may đo nữa. Ngày xưa, khi chiếc máy khâu xuất hiện nhiều người ta cho rằng, đây là phát minh tuyệt vời nhất trong ngành thời trang. Những chiếc máy khâu Liên Xô có giá bằng cả gia tài. Hội con gái rủ nhau lên thành phố học may về mở tiệm may vá rất đắt khách và thường được đánh giá cao là những cô gái xuất sắc.
Quạt con cóc Thống Nhất
Nhắc tới quạt điện thời xưa thì không thể không nhắc tới chiếc quạt con cóc đình đám một thời. Gía một chiếc quạt con cóc của điện cơ Thống Nhất khoảng 30 - 50 đồng, trong khi mức lương của một công nhân thời ấy chỉ vỏn vẹn 60 đồng. Như vậy, một chiếc quạt bé xíu tưởng chừng như vật dụng cơ bản trong gia đình lại có giá bằng nửa tháng lương lao động vất vả.
Chiếc quạt con cóc trị giá 35 đồng
Quạt con cóc không có lồng chắn, khi chạy phát ra tiếng kêu “phè phè” chứ không êm như quạt điện thời nay. Nhớ những buổi trưa mùa hè nóng bức, cả nhà có mỗi cái quạt nên con cái thường nhường ông bà ngủ trước, thi thoảng chỉ dám quay ké sang mình một xíu.
Đèn pin inox
Khi chưa có điện lưới thì đèn pin là thứ vật dụng hiện đại nhất giúp soi sáng mọi nơi. Những chiếc đèn pin chạy bằng dây tóc như thế, bây giờ không dễ dàng tìm kiếm được tại các cửa hàng. Cũng có một số gia đình vẫn còn giữ được chiếc đèn pin mạ vỏ bằng inox nhưng đến giờ cũng rỉ sét gần hết theo năm tháng.
Đèn pin bằng inox soi sáng mọi nơi
Qua hình ảnh về những kỷ vật thời bao cấp, người trẻ thấy được một phần cuộc sống thiếu thốn của ông bà ngày xưa để thêm quý trọng những gì chúng ta có được ngày hôm nay.
Nếu còn bất cứ băn khoăn cần giải đáp, đừng ngần ngại, hãy chat trực tiếp với chúng tôi hoặc liên hệ hotline 1900.0325 để được tận tình hỗ trợ!