Chân kính - Jewel là gì trong bộ máy đồng hồ?

22/12/2017 - Người viết: Quang Ninh
Chân kính - Jewel là gì trong bộ máy đồng hồ?
“Jewel” mang nghĩa gốc là đá quý. Trong chế tác đồng hồ, thuật ngữ jewel chỉ chân kính.
Bạn chọn mua đồng hồ hay theo dõi một bài đánh giá đồng hồ và giới thiệu rằng: “Cỗ máy này có đến 21 jewels”. Bạn băn khoăn không biết “jewel là gì”, “21 jewels là gì”, chúng có tác dùng mà luôn được nhắc đến, “25 jewels là gì”, “25 jewels” thì nhiều hay ít?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức đầy đủ nhất xoay quanh “jewel” của đồng hồ đeo tay.

Jewel là gì? Vài nét về Jewel – chân kính đồng hồ

“Jewel” mang nghĩa gốc là đá quý. Trong chế tác đồng hồ, thuật ngữ jewel chỉ chân kính. Vì thời gian đầu khi chân kính đồng hồ được phát minh, chúng đều được gia công từ đá quý. Người ta lắp chân kính vào những bộ phận có ma sát lớn nhằm giảm tối đa sự hao mòn trong quá trình vận hành.

Không thể phủ nhận sự thu hút của chân kính trong bộ máy đồng hồ

4 chất liệu phổ biến để gia công chân kính đó là: sapphire, garnet, ruby và kim cương. Một số hãng còn sản xuất hợp kim chống mòn hoặc kính xử lý tráng kim loại để làm chân kính.

Các tác dụng của chân kính

Bộ máy đồng hồ có rất nhiều chi tiết kim loại (trung bình lên đến 211 chi tiết). Chúng liên tục hoạt động, ma sát vào nhau nên bị mài mòn nhanh chóng, nhất là ở các trục đồng hồ, lâu dần làm đồng hồ chạy sai lệch. Vì vậy, các nhà chế tác đồng hồ đã áp dụng những viên đá có độ cứng cao, độ mài mòn thấp, trơn trượt khi tiếp xúc để làm các điểm ma sát chống sốc, tăng tính chính xác và kéo dài tuổi thọ cho cỗ máy thời gian.

Thiết kế Skeleton của Ogival phô diễn nghệ thuật tạo hình tinh tế của chân kính

Một tác dụng khác không thể phủ nhận của “jewel” là trang trí cho bộ máy đồng hồ. Những viên đá làm chân kính được gia công, cắt, tiện, khoan, đánh bóng tỉ mỉ với đường kính hiến khi quá 2mm và độ dày không quá 0,5mm. Chúng mang màu sắc lấp lánh sang trọng. Trong chỉnh thể bộ máy, “jewel” như những điểm sáng ngọc ngà, thu hút ánh mắt trầm trồ của người thưởng thức. Hơn nữa, khi chân kính làm từ những chất liệu đắt đỏ như kim cương, sapphire, chúng còn gia tăng đáng kể giá trị tác phẩm trên cổ tay bạn.

Tuy nhiên, số lượng chân kính có nói lên giá trị của đồng hồ?

Rất nhiều người khi được nghe nhắc đến “jewel – đá quý” đều liên tưởng đến sự xa hoa, đắt đỏ. Điều này chỉ đúng với số rất ít đồng hồ sử dụng chân kính chế tác từ đá quý, kim cương tự nhiên. Nhưng như đã nói ở trên, chất liệu dùng đá dùng làm chân kính ngày càng đa dạng hơn, phần lớn chúng đều không quá đắt.

Đá garnet có độ bền kém nhất, thường chỉ sử dụng trong những bộ cơ rẻ tiền. Những chân kính làm từ hợp kim cũng không làm gia tăng nhiều giá trị của bộ máy. Ngày nay, người ta chủ yếu sử dụng ruby nhân tạo. Chúng có độ cứng cao và giá thành thì thấp hơn nhiều so với kim cương.

Ngày đầu, kỹ thuật gia công chân kính còn khá khó khăn nên số lượng chân kính như một lời khẳng định về độ hoàn thiện của một bộ máy. Những chiếc đồng hồ càng phức tạp, nhiều chi tiết thì số lượng chân kính cần thiết càng nhiều hơn. Chính vì dựa vào hai điểm này và sự hiểu biết chưa tường tận của người dùng mà nhiều nhà sản xuất cố tình lắp đặt thêm những chân kính không cần thiết, đôi khi còn gây tổn hại cho bộ máy để tăng giá bán đồng hồ.

Cỗ máy Swiss made 17 jewels của Omega

Đã có rất nhiều tranh cãi về số lượng chân kính cần thiết cho một bộ máy. Tính trung bình, số lượng chân kính cần thiết/tối thiểu trên đồng hồ lên dây cót thường là 17, trên đồng hồ tự động là 21 và nên có trên đồng hồ pin là 4. Tùy theo cấu tạo, tính năng, cơ chế của bộ máy mà số lượng chân kính có thể nhiều hơn hay ít đi.

Tuy đã có tiêu chuẩn ISO 1112:2009 quy định nghiêm cấm nhà sản xuất quảng cáo chân tính không có tính năng nhưng trên thực tế vẫn có sự lách luật. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc khi chọn mua những chiếc đồng hồ đắt tiền chỉ vì số lượng chân kính lớn hơn bình thường.

Các loại chân kính của cỗ máy thời gian

Chân kính có những hình dạng, kích thước khác nhau để chịu lực và phù hợp với các chi tiết trong bộ máy. Chúng được chia thành 5 loại:

Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels): Jewel hình tròn, dẹt, khoan lỗ ở giữa, loại này được dùng để gắn vào các trục bánh răng xoay có vận tốc quay nhỏ, không yêu cầu cao lắm về độ sai số. Độ chịu lực tác động từ các phương vuông góc với trục quay.

Chân kính tròn không có lỗ (Cap Jewels): hình tròn, dẹt, ở giữa không khoan lỗ, thường được đặt áp vào 2 đầu trục quay có yêu cầu cao về độ sai số, có vận tốc quay lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động dọc trục.

Các loại chân kính trong đồng hồ

Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật (Pallet Jewels): Jewel có hình viên gạch được gắn trên những điểm bị tác động, va đập theo chiều ngang như hai đầu ngựa, trượt cò khoá, bánh thoát (còn gọi bánh xe gai).

Chân kính dạng con lăn (Roller Jewels): có hình dạng hình trụ, chỉ được gắn trên bệ bánh lắc để ngựa “đá”, điểm bị tác động va đập kiểu trượt (chiều ngang).

Chân kính bảo vệ sốc (Shock Protection Jewels): không có hình dạng cụ thể, nằm chèn giữa chân kính khác và bộ phận nào đó, ngăn không cho làm vỡ chân kính cần bảo vệ khi đồng hồ bị chấn động mạnh.

Chúng ta đã cùng nhau khám phá nhân vật chính ngày hôm nay  - “Jewel là gì?”. Quả thực, mỗi một chi tiết nhỏ bé trong cỗ máy đều dẫn chúng ta tới một xứ sở kỳ diệu trong thế giới đồng hồ rộng lớn.

Và chiếc đồng hồ với những chân kinh tinh tế và chuẩn xác có phải là phong cách bạn hướng đến? Cùng chia sẻ với Xwatch câu chuyện của bạn nhé!


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Chân kính - Jewel là gì trong bộ máy đồng hồ?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Khách hàng nói gì về xwatch
MC Thái Tuấn
Tôi thực sự an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của XWatch. Lần đầu tiên thấy chiếc đồng hồ của mình được chăm...
MC Thái Tuấn
MC Thái Tuấn
Đài THVN
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Điều mà Linh ấn tượng nhất là chế độ bảo hành 5 năm theo tiêu chuẩn Thuỵ Sĩ cho cả lỗi người dùng. Điều này không phải...
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Tôi ủng hộ những người đặt lợi ích của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, tôi đã ủng hộ và lựa chọn XWATCH.
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Nghệ sỹ Xuân Bắc
0.54034 sec| 2539.922 kb