Từ A->Z Về Thay Mặt Kính Đồng Hồ ORIENT! Ưu - Nhược Điểm Các Loại Kính, Thay Ở Đâu Uy Tín?
Nội dung bài viết
- 1. Khi nào cần thay mặt kính đồng hồ Orient?
- 2. Thay mặt kính đồng hồ Orient gồm những loại nào? Ưu - Nhược điểm ra sao?
- 3. Thay mặt kính đồng hồ tại Hà Nội, nơi nào uy tín?
- 4. Các bước thay mặt kính đồng hồ Orient, bảng giá dịch vụ
- 5. Cách bảo quản mặt kính đồng hồ Orient giúp bền đẹp như mới
Tuy nhiên, đa phần các bài viết hiện nay vẫn chưa giải đáp được thỏa đáng và đưa ra đầy đủ thông tin cho các tín đồ mê đồng hồ. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ đề cập từ A -> Z tất tần tật các vấn đề liên quan đến thay mặt kính nói chung và thay mặt kính đồng hồ Orient nói riêng để bạn nắm được thông tin một cách trọn vẹn.
1. Khi nào cần thay mặt kính đồng hồ Orient?
Mặt kính đồng hồ thông thường đảm nhận 2 nhiệm vụ chính:
- Thứ nhất, làm đẹp cho cỗ máy thời gian, tạo vỏ bọc “yêu kiều” cho chiếc đồng hồ.
- Thứ hai, đó là tấm “áo giáp” bảo vệ mặt số đồng hồ khỏi những tác động mạnh từ bên ngoài.
Vì vậy, khi mặt kính đồng hồ Orient có dấu hiệu “lão hóa”, xước xát, bạn nên đi tút tát, đánh bóng lại mặt kính tại các cơ sở đồng hồ uy tín. Trong trường hợp mặt kính quá cũ xỉn, bạn có thể thay mới để tạo diện tươi mới cho cỗ máy thời gian.
Ngoài ra, rất nhiều anh em đam mê đồng hồ có xu hướng thay mặt kính cứng sang mặt kính Sapphire hoặc Sapphire cong để tăng độ chống xước và tạo độ sâu cho mặt số đồng hồ.
Trong trường hợp mặt kính đồng hồ bị nứt vỡ do va chạm với các vật sắc nhọn, bạn bắt buộc phải thay mặt kính để đảm bảo bụi bẩn không len lỏi vào sâu bên trong động cơ, gây hư hại và làm giảm độ chính xác của đồng hồ.
2. Thay mặt kính đồng hồ Orient gồm những loại nào? Ưu - Nhược điểm ra sao?
Hiện nay, trên thị trường có 4 loại mặt kính đồng hồ phổ biến nhất là: Kính Mica, Kính cứng, kính Hardlex, Kính Sapphire. Để bạn có căn cứ trong việc chọn thay mặt kính đồng hồ Orient, chúng tôi sẽ chỉ rõ ưu - nhược điểm của từng loại để bạn dễ dàng chọn lựa.
a. Mặt kính Mica
Mica là một loại nhựa tổng hợp trong suốt, độ cứng chỉ rơi vào khoảng 300VK, vì vậy rất dễ trầy xước khi va chạm vật cứng hoặc sắc nhọn. Loại kính này có giá thành khá rẻ, thường xuất hiện trong những chiếc đồng hồ điện tử, trẻ em và một vài chiếc đồng hồ cổ xưa (khi mà công nghệ làm kính chưa phát triển).
b. Mặt kính cứng
Kính cứng hay được gọi với cái tên khác là kính khoáng, Mineral Glass. Với độ cứng tương đối khoảng 400VK, đây là loại kính được sử dụng khá phổ biến trong những chiếc đồng hồ tầm trung.
Tuy khá dễ trầy xước so với kính Sapphire nhưng lợi thế của loại kính này là dễ đánh bóng. Ngoài ra, xét về độ giòn và độ phản chiếu, kính cứng thậm chí còn nhỉnh hơn chút so với kính Sapphire.
Về độ giòn: Để đo độ giòn, người ta dùng 1 khối thép nặng 63 gam thả xuống mặt kính từ các độ cao tăng dần cho đến khi kính vỡ. Theo ISO 14368 (Phần 3), kính cứng phải hấp thụ 1 năng lượng tương đương 0,16 - 0,21 J mới vỡ. Còn kính Sapphire chỉ cần năng lượng tương đương 0,08 - 0,18 J là đã vỡ rồi.
Có thể thấy, kính Sapphire giòn hơn nhiều so với kính cứng. Vì vậy, trong trường hợp chọn phải vận động mạnh thường xuyên, bạn nên chọn loại kính cứng để thay mới.
Về độ phản chiếu: Kính sapphire có chỉ số khúc xạ là 1,8 - cao hơn kính cứng (1,47). Vì vậy, kính Sapphire phản chiếu ánh sáng mạnh hơn và gây lóa nhiều hơn. Để khắc phục điều này, người ta thường phủ 1 lớp chống lóa (AR - Anti reflective Coating) lên mặt kính, giúp giảm độ phản chiếu đáng kể. Nhưng, lớp phủ này có nhược điểm là dễ xước và phai đi theo thời gian.
c. Mặt kính Hardlex
Thuộc họ hàng của Mineral Glass, kính Hardlex Crystal sở hữu khả năng chống xước tốt hơn khi đạt độ cứng 7,5 so với kim cương. Là loại kính được sản xuất độc quyền bởi Seiko - thương hiệu số 1 Nhật Bản, kính Hardlex Crystal có ưu điểm là dễ dàng đánh bóng, tuy nhiên khi va chạm với vật cứng hơn thì vẫn bị xước.
d. Mặt kính Sapphire
Là dòng kính cao cấp nhất hiện nay, kính Sapphire được ưu ái sử dụng trên hầu hết những cỗ máy đồng hồ từ tầm trung đến xa xỉ. Kính Sapphire gồm 3 loại: Sapphire tráng mỏng, Sapphire tráng dày và Sapphire nguyên khối.
Với độ cứng chỉ xếp sau kim cương (đạt 9.0 so với kim cương đạt 10), Sapphire sở hữu độ chống trầy xước gần như tuyệt đối. Tuy nhiên nhược điểm của loại kính này là giá thành cao, đặc biệt là dòng Sapphire nguyên khối.
Có một điểm bạn cần lưu ý là kính Sapphire có độ chống xước số 1 tuy nhiên không có nghĩa là tuyệt đối. Kính Sapphire hoàn toàn có thể bị xước khi tiếp xúc với các vật cứng hơn hoặc tương đương nó. Ví dụ: đầu bút bi, kim cương, Sapphire, cạnh lá lúa.
Khi đã nắm trong tay những thông tin về 4 loại kính, bạn có thể cân nhắc chọn loại phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình.
3. Thay mặt kính đồng hồ tại Hà Nội, nơi nào uy tín?
Thay mặt kính đồng hồ Orient là việc tương đối khó, vì vậy bạn không thể tự thay tại nhà. Vì vậy, hãy mang chiếc đồng hồ của bạn đến các Trung tâm sửa chữa uy tín để đảm bảo chất lượng sau khi thay mặt kính.
Tránh sa chân vào các cửa hàng thay kính không tên tuổi, bởi rất nhiều trường hợp đồng hồ bị hiện tượng vào nước sau khi thay mặt kính do tay nghề của thợ kỹ thuật không cao và thiếu các máy móc cần thiết như phòng kín, dụng cụ ép thủy lực.
Một địa điểm thay mặt kính tại Hà Nội được nhiều tín đồ đồng hồ tín nhiệm, trao mặt gửi vàng là Hệ thống đồng hồ chính hãng Xwatch. Đây là đơn vị hiếm hoi tại Việt Nam sở hữu cả 2 Trung tâm sửa chữa bảo hành ở cả miền Bắc và miền Nam.
Với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có hơn 40 năm kinh nghiệm, từng được đào tạo bài bản tại Nhật Bản, Thụy Sĩ, cùng hệ thống trang thiết bị máy móc nhập khẩu, sẽ giúp chiếc đồng hồ của bạn trở lại diện mạo đẹp như mới.
Hãy cùng chúng tôi theo dõi trường hợp các chuyên gia kỹ thuật Xwatch cứu sống chiếc Orient Caballero bị TAI NẠN khiến vỡ kính, cong kim, dừng máy qua video dưới đây!
4. Các bước thay mặt kính đồng hồ Orient, bảng giá dịch vụ
Dưới đây là các bước thay mặt kính đồng hồ Orient tại Hệ thống đồng hồ chính hãng Xwatch với 6 bước bài bản:
B1: Kiểm tra hiện trạng đồng hồ phần vỏ và kính. Chọn loại kính phù hợp, tư vấn và báo giá cho khách.
B2: Mở nắp đáy, tháo máy ra khỏi vỏ.
B3: Ép, tháo kính cũ ra, kiểm tra gioăng kính, làm sạch phần vành lắp kính.
B4: Ép hoặc dán, thay kính mới.
B5: Kiểm tra phần kính mới thay đã đạt tiêu chuẩn kỹ thuật chưa (Kính phẳng, khớp, cân đối, keo dán có đảm bảo không...)
B6: Lắp máy vào vỏ, vặn chặt nắp đáy, kiểm tra độ kín nước của kính. Kiểm tổng thể đồng hồ lần cuối.
Thay mặt kính đồng hồ Orient giá bao nhiêu? Đa phần các Trung tâm sửa chữa sẽ thu mức phí thay kính đồng hồ Orient tầm giá 400.000đ - 3.000.000đ tùy vào loại kính, dòng đồng hồ khác nhau.
5. Cách bảo quản mặt kính đồng hồ Orient giúp bền đẹp như mới
Cũng như những cỗ máy khác, để đồng hồ luôn bền đẹp như mới, mặt kính đồng hồ Orient cũng cần được chăm sóc chỉn chu và cẩn thận.
Bạn không nên để đồng hồ lẫn với các trang sức hay các vật sắc nhọn, vì điều này sẽ khiến đồng hồ dễ trầy xước. Hãy để “tri kỷ thời gian” của mình trên những tấm vải mềm mại, thường xuyên lau chùi để đồng hồ luôn sáng bóng như mới.
Ngoài ra, ngay cả với những chiếc đồng hồ Orient ráp kính Sapphire có độ chống xước cao, tuy nhiên bạn cũng không nên đeo đồng hồ khi tham gia các hoạt động thể thao có tính vận động mạnh. Sự va đập sẽ khiến mặt kính dễ trầy xước, nứt vỡ.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, hi vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc thay kính đồng hồ Orient, chọn được loại kính phù hợp cho cỗ máy thời gian của mình.
➣ Xem thêm: Tất tần tật về thay mặt kính và thay dây da đồng hồ Orient