Khám phá sơ lược cấu tạo của đồng hồ đeo tay

29/05/2017 - Người viết: BTV Xwatch
Khám phá sơ lược cấu tạo của đồng hồ đeo tay
Bộ máy đồng hồ là sự kết hợp của rất nhiều chi tiết cơ khí siêu nhỏ. Nếu không phải là chuyên viên kĩ thuật, bạn sẽ không cần phải tường tận mọi thứ về nó. Nhưng là một người chơi đồng hồ đích thực, hiểu biết về cấu tạo của đồng hồ đeo tay sẽ giúp anh em tháo gỡ phần nào khó khăn khi lựa chọn hoặc sửa chữa cỗ máy thời gian. Đừng quên rằng mỗi cỗ máy cơ, quartz, solar, kinetic… đều có cấu tạo và cách thiết kế khác nhau. Điều này phụ thuộc vào kĩ thuật riêng của hãng sản xuất và các nhà chế tác. Tuy nhiên, trong bài viết này, hãy cùng điểm mặt - gọi tên những bộ phận cơ bản mà người sử dụng đồng hồ nên biết.

1. Vỏ đồng hồ

Đầu tiên, không thể bỏ qua lớp áo giáp làm nhiệm vụ che chở các chi tiết máy bên trong cỗ máy thời gian. Vỏ đồng hồ là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với làn da người đeo, đồng thời là một phần làm nên vẻ thẩm mĩ của chiếc đồng hồ đeo tay. Chính vì thế, vỏ đồng hồ được nhà chế tác sử dụng rất nhiều chất liệu khác nhau, tùy theo mục đích và giá thành yêu cầu.

VIDEO: Khám phá Vật liệu vỏ chống xước tốt nhất và kém nhất của đồng hồ?

Có thể kể đến 3 kiểu vỏ thường được đưa vào trong các thiết kế:

  • Vỏ thép Inox hay thép không gỉ: phổ biến nhất trong các mẫu đồng hồ hiệu hiện nay, được nhận biết qua dòng chữ Stainless hoặc All Steel. Chất liệu này có đặc điểm là bền bỉ, khả năng chống ăn mòn cao, không gây kích ứng cho làn da người đeo. Đặc biệt giá thành không quá cao khiến các nhà sản xuất luôn tin tưởng.

  • Vỏ mạ (base metal): chất lượng và giá thành kém hơn. Đây là loại vỏ đồng hồ làm từ thép thường, đồng hoặc Antimol để mạ. Một nhược điểm cực lớn so với thép không gỉ đó là chỉ sau 1- 3 năm sử dụng, vỏ mạ sẽ bị bong tróc. Dấu hiệu cho anh em nhận biết cính là dòng chữ Stainless Steel Back hoặc Base Metal.
  • Một số chất liệu khác: gốm, carbon, nhôm, titanium… thường có mặt tại những mẫu đồng hồ cao cấp.

2. Kim đồng hồ

Là bộ phận rất quan trọng trong cấu tạo của đồng hồ đeo tay, kim đồng hồ đóng vai trò thiết lập nên phong cách toàn thể của một chiếc đồng hồ. Cổ điển, sang trọng, năng động… tất cả có thể được lựa chọn tùy vào thiết kế của kim đồng hồ.    

Trong lịch sử hơn 400 năm của đồng hồ, không dưới 1000 lại kim đã được ra đời. Vì vậy mà các bộ sưu tập đồng hồ vẫn luôn có nét khác biệt, độc đáo so với bất kì thiết kế nào trước đó.

3. Dây đồng hồ

Dây đồng hồ là bộ phận ôm lấy cổ tay người đeo, đồng thời mỗi loại dây lại mang một sắc thái. Điều đó khiến rất nhiều người dày công sưu tầm các mẫu dây đồng hồ độc - lạ. Một vài loại dây thường được sử dụng như: - Dây Inox hay thép không gỉ (Stainless Steel): có độ bền cao, giảm thiểu tối đa quá trình oxy hóa hoặc bị ăn mòn. - Dây mạ: Là loại dây làm bằng thép thường hoặc bằng đồng, được mạ bóng. Loại dây này theo thời gian sẽ bị oxy hoá. - Dây hợp kim Titanium: - Dây Inox hay thép không gỉ (Stainless Steel): Bền, không bị oxy hoá hay gỉ. - Dây da: dây da thật (da đà điểu, cá sấu…) hoặc dây da tổng hợp PU. 

 

- Dây nhựa, dây vải, dây cao su: chất liệu này lại được sử dụng khá rộng rãi, tạo phong cách trẻ trung nên thường được các bạn trẻ ưa chuộng.

4. Kính đồng hồ

Đối với đồng hồ nam hay đồng hồ nữ.lớp kính đồng hồ trong suốt, tưởng chừng như mỏng manh nhưng lại là bộ phận bảo vệ cho mặt đồng hồ. Có thể tạm chia kính đồng hồ thành 4 loại:

  • Kính khoáng (Mineral glass): Có khả năng chống xước nhẹ
  • Kính cứng (Hardness glass): Chống xước khá, chống va đập
  • Kính tráng Sapphire (S. Sapphire): khả năng chống xước cao
  • Kính Sapphire (Sapphire glass, Sapphire crystal): Chống xước gần như hoàn hảo, thường trang bị ở những đồng hồ cao cấp.

Tùy vào đặc điểm thiết kế, tính năng, mỗi thương hiệu sẽ lựa chọn mặt kính phù hợp cho cỗ máy thời gian.

5. Bộ máy đồng hồ

Nói về đồng hồ, quan trọng nhất chính là bộ máy (movement). Bộ máy cũng là bộ phận có giá trị cao nhất trong một chiếc đồng hồ. Cao cấp nhất hiện nay vẫn là những bộ máy đến từ ông lớn đồng hồ Thụy Sĩ. Nhưng phổ biến và quen thuộc hơn cả với anh em yêu đồng hồ vẫn là bộ chuyển động của Nhật Bản. Theo cơ chế chuyển động của từng loại máy, có thể tạm chia ra thành 2 bộ máy cơ bản:

Máy cơ (automatic): sử dụng hệ thống cơ khí (bánh xe) và dây cót để giúp đồng hồ hoạt động. Cỗ máy lấy năng lượng chính từ bộ cót, thông qua hệ thống bánh răng, bộ tóc để điều hòa và điều khiển kim đồng hồ hoạt động. Năng lượng sẽ được tích trữ bằng cách vặn núm hoặc tự động lên giây cót thông qua “quả lăng”.

Bộ máy cơ thông thường có khoảng 130 bộ phận khác nhau, phục vụ 3 mục đích chính: cung cấp năng lượng, truyền tải và hiển thị. Càng có nhiều chức năng ưu việt thì số lượng bộ phận càng tăng lên và phức tạp hơn.

Máy quartz: Đây là loại máy sử dụng tinh thể thạch anh để tạo xung nhịp đếm thời gian và sử dụng pin để vận hành hệ thống điện tử (IC-modul) và cơ khí (hệ thống bánh răng). Dao động của đá thạch anh rất ổn định nên đồng hồ quartz có tính chính xác cao. Đồng thời, thân máy của đồng hồ quartz sẽ mỏng, gọn nhẹ hơn so với đồng hồ cơ. Bộ máy quartz cơ bản sẽ bao gồm: pin, IC, bộ mạch xử lí, tinh thể thạch anh, bộ điều hòa dao động, motor bước.

Trên đây là những kiến thức cơ bản cho anh em muốn tìm cấu tạo của đồng hồ đeo tay một cách đơn giản. Bất kì thắc mắc nào về cỗ máy thời gian, vui lòng liên hệ hotline 19000325 hoặc chat ngay để Xwatch hỗ trợ ngay lập tức!


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Khám phá sơ lược cấu tạo của đồng hồ đeo tay
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Khách hàng nói gì về xwatch
MC Thái Tuấn
Tôi thực sự an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của XWatch. Lần đầu tiên thấy chiếc đồng hồ của mình được chăm...
MC Thái Tuấn
MC Thái Tuấn
Đài THVN
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Điều mà Linh ấn tượng nhất là chế độ bảo hành 5 năm theo tiêu chuẩn Thuỵ Sĩ cho cả lỗi người dùng. Điều này không phải...
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Tôi ủng hộ những người đặt lợi ích của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, tôi đã ủng hộ và lựa chọn XWATCH.
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Nghệ sỹ Xuân Bắc
0.58079 sec| 2541.617 kb