Khám khá tất tần tật về đồng hồ gốm Ceramic
Nội dung bài viết
- Đồng hồ Ceramic là gì? Chất liệu Ceramic trong đồng hồ có gì khác?
- Những điểm ưu việt của chất liệu Ceramic trong chế tác đồng hồ.
- Việc sản xuất đồng hồ Ceramic được thực hiện như thế nào?
- Những chiếc đồng hồ Ceramic nổi tiếng trên thế giới.
Hãy cùng khám phá những điều đặc biệt mà chất liệu Ceramic mang đến cho ngành sản xuất đồng hồ thế giới!
Đồng hồ Ceramic là gì? Chất liệu Ceramic trong đồng hồ có gì khác?
Về cơ bản, gốm không phải là vật liệu hữu cơ mà cũng không phải một loại kim loại. Ceramic được xếp vào loại những chất rắn vô cơ. Bên cạnh những đồ gốm như bát ăn cơm, gạch lát ta thường thấy thì kính, kim cương, đá than chì, đá sapphire cũng được xếp vào “hạng mục gốm”.
Về mặt kỹ thuật, Ceramic (1) được chia làm 4 loại. Có 3 loại gốm được ứng dụng để làm các vật dụng gia đình khác còn trong ngành chế tác đồng hồ sẽ dùng “gốm kỹ thuật hóa”.
Khác với việc sử dụng trong đồ nung thông thường, loại gốm sử dụng trong đồng hồ, vật liệu làm đồng hồ gốm Ceramic được tạo ta từ các vật liệu nguyên chất chứa một số thành phần như oxide, carbide hay nitride, ... Đa phần chúng là hợp chất của kim loại với oxy, nitro hay carbon.
Những điểm ưu việt của chất liệu Ceramic trong chế tác đồng hồ.
Cứng gấp 3 - 4 lần thép không gỉ.
Từ “gốm” tạo ra cho nhiều người một cảm giác dễ vỡ. Nhưng gốm kỹ thuật hóa lại cực kì cứng, thậm chí chúng được liệt vào danh sách một trong những vật liệu kỹ thuật cứng nhất. Vì thế việc làm xước một chiếc đồng hồ gốm không đơn giản như bạn tưởng đâu, vì thường độ cứng của chúng phải gấp 3 tới 4 lần thép không gỉ.
Siêu nhẹ.
Dù cứng hơn tới 3 - 4 lần thép, nhưng vật liệu gốm lại cực kì nhẹ, thường chỉ từ 2 - 6 gam/centimet khối, nhẹ hơn nhiều so với thép không gỉ (8 gam/cc) và kể cả titanium (4,5 gam/cc). Tỷ trọng thấp kết hợp với độ cứng cao đã biến gốm thành một vật liệu không chỉ hữu dụng trong ngành sản xuất đồng hồ, mà còn được sử dụng rộng rãi trong quân sự cũng như hàng không vũ trụ.
Khả năng chịu nhiệt cực tốt.
Một tính năng khác chẳng quan trọng của gốm là khả năng chịu nhiệt cực tốt. Ở mức nhiệt không kim loại nào có thể giữ hình dáng thì gốm vẫn giữ cho mình được sức mạnh y nguyên, vì thế nó vẫn được sử dụng trong turbine máy bay phản lực, đĩa phanh hay các công cụ cắt, v.v...
Trong ngành chế tác đồng hồ, gốm được tạo nên từ bột gốm sau khi trải qua quá trình xử lý, nung nóng để tạo nên hình dáng dạng rắn nhất định đạt độ cứng cần thiết.
Không độc, không gây kích ứng da.
Giống như Titanium, gốm có tính trơ, không độc hại và không lo bị kích ứng da. Về cơ bản, thứ khiến cho Titan trơ như vậy là do một lớp oxide phủ lên bề mặt loại kim loại này, lớp ấy không gì khác chính là gốm. Điều đó cũng đúng với thép không gỉ. Từ đó bạn có thể suy ra “độ trơ lì” của gốm tới mức nào.
Sức bền.
So với các chất liệu khác, sức bền của gốm cực lớn và cao hơn hẳn. Đây là một điểm vượt trội, nhưng cũng lại là một điểm yếu của Ceramic, làm chúng trở thành một vật liệu “suýt” hoàn hảo.
Nếu như titanium từng được biết đến là loại cứng cáp nhất trong ngành chế tác đồng hồ với 1000 MPa (ký hiệu đơn vị đo áp suất, megapascal, 1 Mpa = 1.000.000 Pascal = 1.000.000 Newton/mét vuông), song nó vẫn thua gốm đạt từ 1000 - 4000 MPa. Con số 4000 MPa là chưa từng có ở một kim loại nào. Tuy nhiên, sức bền ấy chỉ có thể đạt được khi nó chịu sức ép lớn.
Khi chịu lực căng (ví dụ như lực uốn), thì sức chịu lực của gốm giảm đi tới 15 lần. Tính mềm (tính dễ uốn) và tính bền của gốm khá kém. Điều này được giải thích do gốm Ceramic có những liên kết cộng hóa trị và những liên kết ion đặc trưng. Chúng rất mạnh nhưng liên kết nguyên tử lại bị đặt theo một hướng nhất định, khiến cho các nguyên tử không thể tự do di chuyển và liên kết với nhau. Kim loại có được những sự khác biệt không lớn giữa sức chịu căng và sức chịu ép, vì thế mới được sử dụng rộng rãi hơn hẳn.
Gốm vô cùng khó uốn cong. Chỉ cần va đập mạnh, chúng sẽ vỡ. Vậy nên, hãy cẩn trọng với những va chạm mạnh nếu đồng hồ của bạn làm từ Ceramic.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang tìm ra cách để khiến cho gốm cứng rắn hơn. Tuy nhiên, những nỗ lực đó vẫn chưa thể làm độ bền của gốm sánh ngang được với kim loại.
Việc sản xuất đồng hồ Ceramic được thực hiện như thế nào?
Việc sản xuất này bắt đầu bằng việc tạo hình bột gốm thành những vỏ đồng hồ, yêu cầu rất nhiều áp suất và nhiệt độ cao để có thể tiến hành. Vì thế, vỏ đồng hồ làm bằng gốm thường rất đắt bởi bản chất của việc sản xuất cần sự tinh khiết của thành phần vật liệu và quy trình sản xuất phức tạp. Vỏ đồng hồ bằng gốm đắt hơn thép hay titan là hoàn toàn bình thường. Dù vậy, giá thành của nó cũng không hơn được vỏ vàng hay platinum, bởi thành phần làm nên vỏ gốm không đắt đỏ và quý giá đến thế.
Có thể thấy so với các chất liệu khác như thép không gỉ, vàng, titanium… thì gốm chưa được sử dụng phổ biến trong ngành chế tác đồng hồ. Trong thế giới sản xuất đồng hồ, chỉ những hãng đồng hồ cao cấp mới có hứng thú thử sức với chất liệu mới này. Quy trình sản xuất rất phức tạp và luôn có công thức riêng được giữ kín.
Bắt đầu từ Rado, rồi đến Chanel, Hublot, Girard-Perregaux, Omega, Bell&Roll,.. đang sử dụng Ceramic trong sản phẩm của mình, từ những phần nhỏ cho tới sử dụng hoàn toàn chất liệu gốm… Ngoài ra, hiện tại, hãng Rado sử dụng zirconi-oxit và titan cacbon để chế tạo đồng hồ ceramics của mình để tạo nên một loại chất liệu “cứng như gốm” nhưng vẫn “đẹp và sang trọng như vàng”.
Những chiếc đồng hồ Ceramic nổi tiếng trên thế giới.
Omega Seamaster Planet Ocean Big Blue Ceramic GMT.
Chiếc đồng hồ Ceramic có diện mạo màu xanh dễ chịu này nằm trong bộ sưu tập Omege Seamaster GMT nổi tiếng của Omega. Cỗ máy được ra mắt ở triển lãm Basel World năm 2017 với giá giới thiệu là 10.000 USD. Khác với các nhà sản xuất khác, thay vì tráng Ceramic lên một lõi thép không gỉ bên trong, vỏ của đồng hồ Omega Seamaster được làm hoàn toàn bằng Ceramic đặc bằng công nghệ “alumina được cường hóa bởi zirconia” mà Rado cũng áp dụng. Khi mà gốm bắt đầu nứt ra dưới áp lực lớn, công nghệ này sẽ giúp cho những phân tử gốm ép vào phần nứt và ngăn cho vết nứt lan rộng ra, từ đó làm tăng độ cứng cáp của bản thân vật liệu.
The Rado HyperChrome Chronograph.
Chiếc đồng hồ Ceramic của Rado - nhà sản xuất tiên phong trong ứng dụng loại chất liệu này có gì đặc biệt? Vỏ đồng hồ The Rado HyperChrome Chronograph được sản xuất từ Ceramic nguyên khối và ứng dụng công nghệ cao mang tên "plasma high-tech ceramic", giúp tăng khả năng chịu va đập cho cỗ máy. Diện mạo của nó cũng được giới mộ điệu hết lời khen ngợi bởi sự kết hợp màu sắc rất hài hòa và sang trọng.
411.CF.8513.RX Hublot Big Bang UNICO.
Vào triển lãm Basel World được tổ chức vào tháng 3 tới đây, Hublot sẽ trình làng siêu phẩm đồng hồ gốm Ceramic màu đỏ chỉ giới hạn 500 chiếc trên toàn thế giới. Trong trường phái đồng hồ Ceramic, Hublot luôn tỏ ra là một ông lớn thích nổi trội và tiên phong. Điều này được thể hiện rõ nhất qua bộ sưu tập đồng hồ Ceramic đồ sộ của hãng. Khi những màu sắc khung vỏ Ceramic màu đen, xám, trắng, nâu hay xanh đã dần trở nên quá quen thuộc, Hublot lại nghĩ đến màu đỏ và thể hiện ý tưởng này qua đứa con cưng 411.CF.8513.RX Hublot Big Bang UNICO.
Ngoài phát triển công nghệ, sự đổi mới về nguyên vật liệu cũng là một xu hướng mới mẻ, tạo niềm cảm hứng lớn cho những nhà sản xuất đồng hồ trên thế giới. Câu chuyện của giới mộ điệu lại có thêm nhiều điều thú vị để bàn luận. Những thông tin về chất liệu Ceramic có làm bạn cảm thấy lôi cuốn?
Cùng chờ đón những kiến thức mới được cập nhật tại XWatch.vn!
►►► Xem ngay top 5 mẫu đồng hồ độc lạ nhất hành tinh khiến bạn phải phát sốt.